6. Cấu trúc khóa luận
2.1.3. Nội dung thiết kế bài giảng trực tuyến bộ sách Quê Việt
Bộ sách Quê Việt là sách dạy tiếng Việt cho ngƣời Việt Nam định cƣ ở
nƣớc ngoài hoặc ngƣời nƣớc ngoài có nhu cầu học tiếng Việt nhƣng chƣa từng biết tiếng Việt, do Mai Ngọc Chừ chủ biên. Sách này đƣợc biên soạn dành cho ngƣời lớn theo hƣớng giao tiếp và chú trọng đến cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Bộ sách gồm 6 cuốn chia theo 3 trình độ sơ cấp, trung cấp và cao cấp kèm theo đó là bộ sách bài tập, sách hƣớng dẫn giáo viên, 6 đĩa CD và một bộ ảnh về phong cảnh và sinh hoạt văn hóa ở Việt Nam. Bài giảng trực tuyến đƣợc thiết kế giống nhƣ cấu trúc bài giảng của sách tuy nhiên có phần giản lƣợc nội dung so với sách. Các đề mục trên bài giảng trực tuyến đều đƣợc chú thích bằng tiếng Anh.
Về cấu trúc bài giảng trực tuyến đƣợc chia ra 3 trình độ, mỗi trình độ 2 quyển, mỗi quyển có 14 bài trong đó có 12 bài học và sau 7 bài sẽ có 1 bài ôn tập. Mỗi bài học bao gồm các phần: từ vựng, hội thoại, ngữ pháp và cách diễn
đạt, luyện tự vựng – ngữ pháp, luyện nghe, luyện đọc, luyện viết. Tuy nhiên,
không phải tất cả các bài đều đủ các phần trên. Bài ôn tập không có phần ngữ pháp và cách diễn đạt.
Về nội dung của bài giảng mỗi quyển có 12 chủ đề khác nhau và các chủ đề trong 6 quyển không trùng lặp nhau. Các chủ đề này thƣờng liên quan đến
giao tiếp thông thƣờng trong cuộc sống hàng ngày, giao tiếp khi du lịch, lồng ghép các kiến thức về văn hóa xã hội Việt Nam cụ thể là:
Trình độ sơ cấp quyển A1 gồm các chủ đề: Chào chị, Tôi là sinh viên, Anh là người nước nào?, Đây là gia đình tôi, Đây là cái gì?, Chị có ô tô không?, Bây giờ là mấy giờ?, Hôm nay là thứ mấy?, Bạn đã về Việt Nam chưa?, Cho tôi xem thực đơn!, Các anh uống gì ạ?, Món này ngon hơn.
Quyển A2 gồm các chủ đề: Ngày mai trời thế nào?, Bưu điện nào gần
đây nhất?, Cái này giá bao nhiêu?, Tôi có thể đến Nha Trang bằng gì?, Từ đây đến làng gốm Bát Tràng đi mất bao lâu?, Anh bị làm sao?, Nếu muốn xem múa rối nước thì tôi xem ở đâu?, Vì sao anh thích bóng đá?, Anh có hay nghe đàn bầu không?, Má ơi, hè này, nhà ta về quê thăm ông bà nội, hả má?, Anh đi Huế bao giờ chưa?, Bao giờ ông trở lại Việt Nam?.
Trình độ trung cấp quyển B1 gồm các chủ đề: Nói chuyện điện thoại, thư
cho bạn, Phở Hà Nội và chả giò Sài Gòn, Cà phê Việt Nam, Chợ nổi Cái Răng, Đờn ca tài tử trên bến Ninh Kiều, Thể thao, Tiếng Sài Gòn, VTV- kênh truyền hình cho người Việt Nam ở nước ngoài, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Cô Dâu – Chú Rể, Tết Nguyên Đán.
Quyển B2 gồm các chủ đề: Dịch vụ Fedex – EMS, Internet và Công nghệ
thông tin, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank, Xe xích lô ở Hà Nội, Phố cổ Hội An, Vịnh Hạ Long, Văn miếu Quốc Tử Giám, Đại học Harvard, Kỉ lục Guinness thế giới, Tháp Eiffel, Du lịch xuyên Việt, Những điều cần biết khi đi du lịch Việt Nam.
Trình độ nâng cao quyển C1 gồm các chủ đề: Nguyễn Du và thân phận
nàng Kiều, Victor Hugo và Những người khốn khổ, Phim Titanic, Hội những người sợ vợ, Sự tích trầu cau, Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, Rối nước, Phố cổ Hà Nội trong tranh Bùi Xuân Phái, Bác sĩ Tôn Thất Tùng, Ca trù đất Việt, Lụa Hà Đông, Gốm Bát Tràng.
Quyển C2 gồm các chủ đề: Sapa – Bắc Hà, Rượu cần – Nhà sàn, Còng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế, Phong trào thơ mới, Văn hóa Pháp trên đất Việt, HIV – AIDS, Nạn ô nhiễm mỗi trường, Thảm họa thiên tai, Xóa đói giảm nghèo, Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO), Quê hương Việt Nam.
Phần đầu tiên của một bài học bao giờ cũng có phần Nội dung là phần
giới thiệu khái quát về những kiến thức sẽ đƣợc học trong bài đó để ngƣời đọc nắm bắt đƣợc nội dung mà mình sẽ học trong bài. Ví dụ nhƣ Bài 1 quyển A1 với chủ đề Chào chị, của phần nội dung trình bày nhƣ sau:
Nội dung - Language focus Chào hỏi - Greeting
Hỏi và giới thiệu tên - Ask and answer name
Một số đại từ nhân xƣng thông dụng - Some popular personal
pronouns
Bảng chữ cái tiếng Việt và tên gọi của các chữ cái - Vietnamese
alphabet and their names
Các nguyên âm đơn - Single vowels
Phân biệt thanh ngang và thanh huyền - Distinguish ngang tone
to huyền tone
Phần Từ vựng, mỗi bài bao gồmkhoảng 20 đến 50 từ vựng liên quan đến chủ đề của bài học. Các từ vựng này đƣợc dịch ra tiếng Anh phía dƣới và không có tiện ích phát âm từ vựng để ngƣời học có thể nghe cách phát âmcủa từ vựng đó.
Tiếp đến là phần Hội thoại, ở phần này các đoạn hội thoại đƣợc xây
dựng bằng video có ngƣời đóng vai các nhân vật và diễn hội thoại theo nhƣ chủ đề của bài học. Các diễn viên là những ngƣời nói giọng miền Nam. Kèm
theo đó là có văn bản chú thích nội dung của đoạn hội thoại. Phần hội thoại này có từ 1 đến 4 đoạn tùy theo bài.
Hình ảnh phần Hội thoại
Nội dung của phần Ngữ pháp và cách diễn đạt là lý thuyết về các ngữ
pháp, mẫu câu, các kết cấu câu, từ loại trong tiếng Việt kèm theo ví dụ minh họa cách sử dụng các ngữ pháp đó. Các ví dụ cho lý thuyết thƣờng là câu liên quan đến chủ đề của bài học. Lý thuyết đƣợc biên soạn khá chi tiết, dễ hiểu và giải thích ý nghĩa cụ thể của từng ngữ pháp. Ví dụ: bài 4 quyển C1 kiến thức phần ngữ pháp và cách diễn đạt đƣợc giảng nhƣ sau:
Kết cấu: có + động từ + đâu; đã + động từ + đâu Ý nghĩa: phủ định, bác bỏ ý kiến của ngƣời khác
Chú ý:
có + động từ + đâu nhấn mạnh ý nghĩa phủ định không. đã + động từ + đâu nhấn mạnh ý nghĩa phủ định chƣa. Ví dụ:
- Tôi có sợ vợ đâu.
(Nhấn mạnh ý “không sợ vợ”)
- Ông ấy đã gia nhập Hội những ngƣời sợ vợ đâu.
Phần luyện Từ vựng – ngữ pháp là phần làm các bài tập liên quan đến
chủ đề, các kiến thức về từ vựng ngữ pháp đƣợc dạy ở phần ngữ pháp và cách diễn đạt. Ở phần này ngƣời học sẽ phải vận dụng từ vựng, ngữ pháp đã học, tƣ duy để làm bài tập. Các bài tập sẽ ở dạng điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu hoặc đoạn văn. Nối đáp án ở cột A với cột B để tạo thành câu hoàn chỉnh hoặc sắp xếp các từ để đặt thành một câu hoàn chỉnh. Hoặc là tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cho trƣớc. Khi trả lời hết các câu hỏi ngƣời học có thể xem lại tất cả các câu trả lời và so sánh với đáp án đúng.
Hình ảnh phần Luyện Từ vựng – ngữ pháp
Phần Luyện nghe sẽ có một mẩu truyện ngắn hoặc đoạn hội thoại do 1
giọng đọc. Bên cạnh đó còn có đoạn văn chú thích cho nội dung bài nghe để ngƣời học có thể vừa đọc vừa nghe nội dung hoặc kiểm tra lại nội dung mình vừa nghe. Sau đó ở dƣới là phần bài tập cho phần luyện đọc này bằng các câu hỏi về nội dung đoạn hội thoại. Ngƣời học sẽ trả lời các câu hỏi bằng cách chọn một đáp án đúng duy nhất trong các đáp án cho sẵn. Các câu hỏi ở phần này thƣờng ở dạng chọn đúng sai cho câu hỏi là thông tin của bài nghe hoặc trả lời câu hỏi hỏi về nội dung của bài. Khi trả lời hết các câu hỏi, ngƣời học có thể xem lại tất cả các câu trả lời và so sánh với đáp án đúng.
Phần Luyện đọc đƣợc biên soạn một đoạn văn ngắn theo chủ đề của bài
học, sau đó sẽ có bài tập để ngƣời học làm ở dƣới đoạn văn. Hình thức bài tập có thể là đọc và trả lời câu hỏi theo nội dung bài đọc, hoặc dựa vào bài đọc
kiểm tra thông tin đúng hay sai để trả lời các câu hỏi theo dạng tích đúng sai. Khi trả lời hết các câu hỏi ngƣời học có thể xem lại tất cả các câu trả lời và so sánh với đáp án đúng.
Phần Luyện viết có nhiều các dạng bài tập cho ngƣời học thực hành. Ở
phần này các bài tập bao gồm: chọn từ ngữ cho trƣớc thích hợp điền vào chỗ trống, điền từ thích hợp (không đƣợc cho trƣớc) vào chỗ trống. Một dạng bài khác là đặt câu theo mẫu, đặt câu với từ cho trƣớc. Dạng bài còn có thể là nối câu ở bên A với vế câu thích hợp ở bên B. Ở dạng bài này thì vế A sẽ cho câu trƣớc và vế B sẽ có nhiều câu để ngƣời học chọn câu phù hợp với thông tin ở vế A thành một câu hoàn chỉnh. Hoặc bài tập sắp xếp các từ ngữ thành một câu hoàn chỉnh có nghĩa. Khi trả lời hết các câu hỏi ngƣời học có thể xem lại tất cả các câu trả lời và so sánh với đáp án đúng.