Tiểu kết chƣơng 3

Một phần của tài liệu Khảo sát một số chương trình học Tiếng Việt trực tuyến hiện nay (Qua trang Web Tiengvietonline.com.vn và một số kênh Youtube dạy Tiếng Việt như một ngoại ngữ)43869 (Trang 69 - 80)

6. Cấu trúc khóa luận

3.5. Tiểu kết chƣơng 3

Từ các kết quả mô tả các chƣơng trình học trực tuyến và kết quả khảo sát định tính và định lƣợng ở chƣơng 2, kết hợp với các lý thuyết về học trực tuyến, phƣơng pháp dạy tiếng ở chƣơng 1, khóa luận đi vào phân tích đểđƣa ra những đánh giá trực quan nhất về những mặt tốt, mặt chƣa làm đƣợc của các chƣơng trình dạy tiếng Việt đã khảo sát. Dựa trên việc khắc phục các mặt hạn chế của từng chƣơng trình đó kết hợp với ví dụ thực tiễn nhằm xây dựng một chƣơng trình học toàn diện và thành công.

Đồng thời, chƣơng này cũng đƣa ra một số đề xuất để nâng cao hiệu quả thiết lập chƣơng trình trực tuyến dạy tiếng Việt, nhằm là bƣớc đầu đƣa ra những gợi ý thiết kế tổng thể một trang học tiếng Việt trực tuyến và kết hợp các mô hình học trực tuyến hiện tại.

KẾT LUẬN

Tiếng Việt hiện đại đang trên đƣờng phát triển về mọi mặt. Kèm theo đó là sự bùng nổ của kỷ nguyên số công nghệ 4.0 khi đất nƣớc đang hội nhập mạnh mẽ với thế giới. Đó là con đƣờng tất yếu để chúng ta tận dụng phát triển việc học tiếng Việt dựa trên nền tảng công nghệ số. Khóa luận là một thử nghiệm khảo sát các chƣơng trình học tiếng Việt trực tuyến, vƣợt ra khỏi khung miêu tả của một nghiên cứu giáo trình và phƣơng pháp dạy tiếng Việt truyền thống. Đã có quá nhiều các nghiên cứu liên quan đến hình thức học truyền thống nhƣng chƣa có một nghiên cứu nào thiết lập một chƣơng trình học tiếng Việt trực tuyến. Vì vậy khóa luận này là bƣớc đầu tiếp cận đến đề tài ở khía cạnh mô tả hiện trạng của một số chƣơng trình học tiếng Việt trực tuyến cũng nhƣ đƣa ra đánh giá và đề xuất xây dựng các chƣơng trình này.

Kết quả nghiên cứu đƣợc phản ánh qua việc miêu tả một số trang học tiếng Việt trực tuyến đƣợc đa số ngƣời học biết đến để từ đó đƣa ra những đánh giá khách quan và phản ánh hiện trạng của các chƣơng trình này góp phần làm bƣớc đệm để đƣa ra hƣớng phát triển việc học tiếng Việt theo cách hiện đại hơn.Các chƣơng trình đƣợc khảo sát có ƣu điểm là cung cấp các kiến thức đa dạng cho ngƣời học về tiếng Việt giao tiếp. Học viên có thể chủ động học những phần mình hứng thú và hoàn toàn không mất phí mua khóa học.

Cũng từ kết quả nghiên cứu thông qua việc khảo sát ngƣời học tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ đã cho thấy rằng hình thức học trực tuyến tạo cho ngƣời học sự hứng thú hơn với nhiều chủ đề có tính cập nhật, không quá cũ nhƣ sách vở giáo trình đã đƣợc biên soạn khá lâu.Hiện nay đa phần ngƣời học tiếng Việt với mục đích là để giao tiếp nên hình thức học thông qua vlog rất hiệu quả đối với họ. Ngƣời học sẽ biết đƣợc nhiều từ ngữ giao tiếp ngoài xã hội, biết tiếng lóng, không bị rập khuôn những từ mang tính hàn lâm hay quá trang trọng nhƣ trong giáo trình.

Tuy nhiên, ngƣời biên soạnvẫn chƣa đƣợc khai thác hết thế mạnh củahình thức học tiếng Việt trực tuyến cũng nhƣ thiếu sự đầu tƣ xây dựng một chƣơng trình hoàn chỉnh đáng tin cậy đáp ứng đƣợc nhu cầu ngƣời học và quảng bá rộng rãi. Ngƣời học gặp khó khăn về mặt phát âm bởi vì tiếng đƣợc ghi lại là tiếng miền Nam và không có sự thống nhất về vùng miền giọng nói. Bên cạnh đó việc không có giáo viên để hỏi, không có ngƣời thẩm định tính đúng/sai, hay không có sự tƣơng tác với ngƣời xây dựng chƣơng trình học cũng khiến học viên không có động lực để học các trang này. Nội dung bài giảng không đƣợc cập nhật thƣờng xuyên – đây là nhƣợc điểm cơ bản vì bản chất của online so với giáo trình sách là sự cập nhật.

Do khuôn khổ chật hẹp, thời gian và trình độ chuyên môn còn hạn chế, các nghiên cứu về xây dựng chƣơng trình tiếng Việt trực tuyến còn hạn hẹp nên không có nhiều tƣ liệu, vấn đề nghiên cứu của khóa luận lại quá rộng và phức tạp, có tính liên ngành nên có rất nhiều vấn đề mà khóa luận chƣa thể giải quyết triệt để. Chẳng hạn, vấn đề khảo sát các chƣơng trình học tiếng Việt hiện hành ở khóa luận này vẫn chỉ dừng lại ở 5 chƣơng trình theo 2 hình thức chứ chƣa có mẫu khảo sát đủ lớn để khái quát đƣợc hình thức trực tuyến này.Về mặt khảo sát phỏng vấn ngƣời học chƣa đủ nhiều để làm mẫu số chung đại diện cho toàn thể. Bên cạnh đó một vài đề xuất của tôi về các chƣơng trình học trực tuyến chỉ dừng lại ở những khái niệm chung về thiết kế tổng thể một chƣơng trình trực tuyến. Đây cũng là những vấn đề mà khóa luận cần phải đƣợc tiếp tục nghiên cứu và thảo luận khi có điều kiện phát triển.

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi đã cố gắng hết mình để mong đạt đƣợc mục địch nghiên cứu đề ra. Tuy nhiên khóa luận vẫn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, kính mong nhận đƣợc các góp ý của các thầy cô và các bạn quan tâm để khóa luận ngày một hoàn thiện và hữu ích cũng nhƣ có thể phát triển ở cấp độ xa hơn sau này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu sách

1. Lƣu Tuấn Anh (2007), “Việc sử dụng ngôn ngữ trung gian trong quá trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài”,Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu và

giảng dạy Việt Nam học cho người nướcngoài, Nxb Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội.

2. Trịnh Văn Biểu (2012),“Một số vấn đề đào tạo trực tuyến (E- LEARNING)”, Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM, 40 (86-90)

3. Bùi Duy Dân (2004), “Một vài nhận xét về chữ Hán và phƣơng pháp dạy từ Hán Việt cho ngƣời nƣớc ngoài”,Kỷ yếu hội thảotiếng Việt và phương

pháp dạy tiếng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

4. Đinh Lƣ Giang (2007), “Dạy tiếng Việt nhƣ là nội dung hay phƣơng tiện?”,

Kỷ yếu hội thảoNghiên cứu và giảng dạy Việt Nam học cho người nước ngoài, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Hê (2007), “Dùng hình ảnh làm phƣơng tiện dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ”, Kỷ yếu hội thảoNghiên cứu và giảng dạy Việt Nam học cho người nước ngoài, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

6. Dƣơng Thị Thu Hƣơng (2009), “Ảnh hƣởng của yếu tố văn hóa đến việc dạy đọc hiểu”, Kỷ yếu hội thảo Nghiên cứu, giảng dạy Việt Nam học và Tiếng Việt Phương pháp và Kỹ năng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

7. Hà Thu Hƣơng (2004), Một vài suy nghĩ về cách dạy đọc theo sự phản hồi,

Kỷ yếu hội thảotiếng Việt và phương pháp dạy tiếng, Nxb Đại học Quốc

gia Hà Nội, Hà Nội.

8. Nguyễn Thiện Nam (1997), “Một số vấn đề của các phƣơng pháp giảng dạy ngoại ngữ”,Kỷ yếu hội thảotiếng Việt và việc dạy tiếng Việt cho người

9. Nguyễn Thiện Nam (2004), Một vài suy nghĩ về việc ứng dụng phƣơng pháp giao tiếp vào giảng dạy tiếng Việt,Kỷ yếu hội thảotiếng Việt và

phương pháp dạy tiếng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

10. Nguyễn Thiện Nam (2017), Giáo trình Phƣơng pháp dạy tiếng.

11. Bùi Khánh Thế (2003), “Đi tìm một mô hình thỏa đáng để dạy học Tiếng Việt nhƣ ngôn ngữ thứ hai”,Tập san Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.

12. Vũ Văn Thi (2009), “Một số vấn đề về xây dựng giáo trình tiếng Việt”,

Kỷ yếu hội thảoNghiên cứu, giảng dạy Việt Nam học và Tiếng Việt Phương pháp và Kỹ năng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Thanh Xuân (2013), “Chƣơng trình đào tạo và giáo trình giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp”, Kỷ yếu hội thảoNghiên cứu, đào tạo Việt Nam học và

Tiếng Việt - Những vấn đề lý luận thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2004), “Suynghĩ bƣớc đầu về phƣơng pháp dạy viết cho học viên nƣớc ngoài hệ chính quy”,Kỷ yếu hội thảotiếng Việt và

phương pháp dạy tiếng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

Tài liệu từ Internet

15. http://vov.vn/nguoi-viet/hoc-tieng-viet/ho-tro-day-va-hoc-tieng-viet-cho- nguoi-viet-nam-o-nuoc-ngoai-98516.vov 16. http://www.bodaciouspens.com/hoc-truc-tuyen-la-gi-nen-hay-khong-nen- hoc-truc-tuyen/ 17. http://www.facework.vn/Blog/5-thanh-to-quan-trong-trong-mot-khoa-hoc- truc-tuyen-17.html 18. http://www.nhandan.com.vn/giaoduc/dien-dan/item/31943302-dao-tao- truc-tuyen-trong-thoi-ky-cach-mang-cong-nghiep-4-0.html

19.https://baomoi.com/hua-hen-bung-no-hinh-thuc-hoc-truc- tuyen/c/22822885.epi 20.https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_tr%E1%BB %B1c_tuy%E1%BA%BFn 21.https://www.neu.edu.vn/vi/ban-tin-neu/hoi-thao-khoa-hoc-quoc-gia-dao- tao-truc-tuyen-trong-thoi-ki-cach-mang-cong-nghiep-4-0 Tiếng Anh

Tài liệu Internet

PHỤ LỤC

A. BẢNG HỎI KHẢO SÁT VỀ THỰC TRẠNG HỌC TIẾNG VIỆT TRỰC TUYẾN (ONLINE)

Xin chào anh/chị!

Tôi là Nguyễn Tú Anh sinh viên của khoa Việt Nam học và Tiếng Việt. Hiện tại tôi đang tiến hành điều tra bảng hỏi về thực trạng học tiếng Việt trực tuyến (online) của ngƣời đang học tiếng Việt để phục vụ cho đề tài khóa luận tốt nghiệp. Để nghiên cứu đạt hiệu quả, tôi rất mong có đƣợc sự giúp đỡ của anh/chị thông qua hình thức trả lời phiếu khảo sát dƣới đây.

Cách thức trả lời: trả lời một hoặc nhiều đáp án tùy câu hỏi bằng cách đánh dấu vào ô đáp án thích hợp.

1. Anh/chị đã từng tham gia hình thức học tiếng Việt trực tuyến (online) chƣa?

Đã tham gia học Chƣa tham gia học Lý do anh/chị tham gia học trực tuyến (online) là gì?

... 2. Anh/chị có biết hoặc đã từng nghe qua các chƣơng trình học tiếng Việt dƣới đây chƣa?

Trang web tiengvietonline.com.vn Kênh youtube 123 VIETNAMESE

Kênh youtube Learn Vietnamese With SVFF Kênh youtube Tieng Viet Oi - Vietnamese Lessons Kênh youtube Learn Vietnamese With Annie

3. Hình thức học trực tuyến (online) mà anh/chị đã học hoặc có biết đến là gì? Học với giáo viên qua skype Mua khóa học online

(Nếu đáp án câu hỏi 1 là “Chƣa tham gia học” mời anh/chị bỏ qua các câu hỏi 4, 5,6 và tiếp tục trả lời từ câu 7.)

4. Chi phí để tham gia chƣơng trình học trực tuyến (online) anh/chị đã sử dụng là khoảng bao nhiêu?

Không mất phí Từ 500.000đ – 1.000.000đ Từ 1.000.000đ – 2.500.000đ Trên 2.500.000đ 5. Thời gian anh/chị tham gia chƣơng trình học trực tuyến (online) ?

Dƣới 1 tháng Từ 1tháng – 3 tháng Trên 3 tháng

6. Đánh giá mức độ hiệu quả chƣơng trình học trực tuyến (online) mà anh/chị đã tham gia đến bản thân mình

Kém Trung bình Khá Tốt Rất tốt

Anh/chị có thể chia sẻ hiệu quả của chƣơng trình trực tuyến đã học đến trình độ tiếng Việt của mình?

... 7. Đánh giá mức độ quan tâm của anh/chị về hình thức học tiếng Việt trực tuyến (online) đối với anh/chị? (mức độ quan tâm theo thang điểm 5 từ thấp đến cao)

1. Không quan tâm 2. Ít quan tâm3. Khá quan tâm 4. Rất quan tâm 5. Cực kì quan tâm

8. Anh/chị có biết chƣơng trình học trực tuyến (online) nào không ? (ví dụ tên kênh youtube dạy tiếng Việt, trang web dạy tiếng Việt trực tuyến)

... 9. Đánh giá mức độ cần thiết về hình thức học tiếng Việt trực tuyến (online) đối với anh/chị (mức độ cần thiết theo thang điểm 5 từ thấp đến cao)

1. Không cần thiết 2. Ít cần thiết 3. Khá cần thiết 4. Rất cần thiết 5. Cực kì cần thiết

10. Theo anh/chị hình thức học trực tuyến (online) phù hợp với đối tƣợng có nhu cầu học tiếng Việt nào?

Học sinh, sinh viên Ngƣời đi làm Nghiên cứu sinh Ngƣời Việt Nam định cƣ tại nƣớc ngoài

Đối tƣợng khác:…………..

Anh/chị vui lòng cho biết

Giới tính: Nam Nữ

Tuổi:... Quốc tịch:...Trình độ tiếng Việt hiện tại:…………. Phần điều tra khảo sát của tôi đến đây là kết thúc

Rất cảm ơn anh/chị đã dành thời gian trả lời! Chúc anh/chị học tập tốt!

B. BẢNG HỎI KHẢO SÁT SAU KHI TRẢI NGHIỆM SỬ DỤNG TRANG HỌC TRỰC TUYẾN TIENGVIETONLINE.COM.VN

Xin chào anh/chị!

Tôi là Nguyễn Tú Anh sinh viên của khoa Việt Nam học và Tiếng Việt. Hiện tại tôi đang tiến hành điều tra bảng hỏi về việc trải nghiệm học tiếng Việt trực tuyến (online) trên trang web tiengvietonline.com.vn để phục vụ cho đề tài khóa luận tốt nghiệp. Để nghiên cứu đạt hiệu quả, tôi rất mong có đƣợc sự giúp đỡ của anh/chị thông qua hình thức trả lời phiếu khảo sát dƣới đây.

Cách thức trả lời: trả lời một hoặc nhiều đáp án tùy câu hỏi bằng cách đánh dấu vào ô đáp án thích hợp.

1. Đánh giá giao diện trang web, nội dung bài giảng của chƣơng trình học tiếng Việt trực tuyến trên tiengvietonline.com.vn mà anh/chị đã trải nghiệm. (có thể tích nhiều phƣơng án)

Không hấp dẫn Thiếu hấp dẫn Hấp dẫn Dễ sử dụng Khó sử dụng Sơ sài

2. Đánh giá sự hứng thú của anh/chị đối với các chủ đề của bài giảng trực tuyến (mức độ hứng thú theo thang điểm 5 từ thấp đến cao)

1. Không hứng thú 2. Thiếu hứng thú 3. Ít hứng thú 4. Khá hứng thú 5. Rất hứng thú

Các chủ đề, lĩnh vực nào mà anh/chị mong muốn có trong các bài giảng tiếng Việt trực tuyến (du lịch, ẩm thực, văn hóa, giao tiếp hàng ngày, chuyên môn đến công việc…): ... ... ... ... ...

3. Đánh giá hiệu quả sau khi trải nghiệm học thử các bài giảng trên trang web tiengvietonline.com.vn đến trình độ tiếng Việt của anh/chị (mức độ hiệu quả theo thang điểm 5 từ thấp đến cao)

1. Không tiến bộ 2. Ít tiến bộ 3. Khá tiến bộ 4. Rất tiến bộ 5. Cực kì tiến bộ

Ý kiến của anh/chị về kiến thức tiếp thu đƣợc từ chƣơng trình này (ví dụ: tôi cảm thấy lý thuyết, bài tập khó hiểu/dễ hiểu, tôi thấy bài tập giúp tôi cải thiện đƣợc trình độ, tôi thấy bài tập quá đơn giản,…):

... ... ... 4. Đánh giá mức độ phù hợp của cấu trúc bài giảng gồm các phần từ vựng, ngữ pháp hội thoại, luyện đọc, luyện nghe, luyện viết đến sự tiếp nhận kiến thức của anh/chị (mức độ phù hợp theo thang điểm 5 từ thấp đến cao)

1. Kém 2. Trung bình 3. Khá 4. Tốt 5. Rất tốt

Theo anh/chị phần bài giảng cần bổ sung và thêm những nội dung gì trong từng phần: từ vựng, hội thoại, bài tập,… để chƣơng trình phù hợp với ngƣời học hơn?

... ... ...

Anh/chị vui lòng cho biết

Giới tính: Nam Nữ

Tuổi:... Quốc tịch:...Trình độ tiếng Việt hiện tại:…………. Phần điều tra khảo sát của tôi đến đây là kết thúc

Một phần của tài liệu Khảo sát một số chương trình học Tiếng Việt trực tuyến hiện nay (Qua trang Web Tiengvietonline.com.vn và một số kênh Youtube dạy Tiếng Việt như một ngoại ngữ)43869 (Trang 69 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)