Đặc điểm tổ chức hệ thống kế toán tại Côngty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH SƠN TAZAKI (Trang 40 - 43)

THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀICHÍNH CÔNG TY TNHH SƠN TAZAK

3.1.3. Đặc điểm tổ chức hệ thống kế toán tại Côngty

(1) Tổ chức công tác kế toán

Niên độ kế toán của công ty TNHH Sơn Tazaki bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm; Đồng Việt Nam (VND) được sử dụng làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán

Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam theo hướng dẫn tại Thông tư 200/2014/TT-BTC được Bộ tài chính Việt Nam ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014, cùng các Thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực và Chế độ kế toán của Bộ Tài chính. Hình thức kế toán mà Công ty sử dụng là hình thức chứng từ ghi sổ. Phương pháp kế toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên.

(2) Tổ chức bộ máy kế toán

Cơ cấu tổ chức phòng kế toán – tài chính gồm: kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán thuế - NVL, kế toán công nợ và thủ quỹ. Theo đó,

 Kế toán trưởng: Là người điều hành các hoạt động trong phòng kế toán, thực hiện toàn bộ công tác của công ty, đồng thời kiểm tra, chỉ đạo công tác kế toán, tài chính tại công ty. Kế toán trưởng ký duyệt các chứng từ, phân tích kết quả hoạt động của công ty.

 Kế toán tổng hợp: Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu, có nhiệm vụ quyết toán hàng tháng và lập báo cáo trình kế toán trưởng.

 Kế toán thuế – NVL: Chịu trách nhiệm cập nhật số liệu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thu, chi tiền mặt, nguyên vật liệu, doanh thu theo hóa đơn, thuế VAT hàng tháng. Đồng thời tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu tính toán các chỉ tiêu về thuế VAT, quyết toán thuế VAT theo chế độ.

 Kế toán công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình công nợ, các khoản nợ phải thu của các đội thi công, các khoản phải thu của khách hàng, phải thu, phải trả khác.

 Thủ quỹ: Thu, chi tiền mặt, ghi chép vào sổ quỹ và báo cáo quỹ hàng tháng (3) Tổ chức công tác phân tích BCTC

Hoạt động phân tích tài chính được thực hiện tại công ty TNHH sơn Tazaki theo định kỳ hàng năm sau khi đã thu thập đầy đủ thông tin, phòng tài chính - kế toán đã hoàn thiện và nộp báo cáo tài chính lên Ban giám đốc.

Cán bộ phân tích: Công tác phân tích báo cáo tài chính được Ban giám đốc công ty giao cho kế toán trưởng thực hiện. Đồng thời tất cả cán bộ nhân viên trong công ty, đặc biệt là phòng tài chính - kế toán có nghĩa vụ hợp tác, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để việc phân tích được thực hiện với tính chính xác cao và đem lại hiệu quả tốt.

Công tác phân tích BCTC tại công ty TNHH sơn Tazaki được thực hiện theo một quy trình gồm 4 bước sau:

Bước 1: Xây dựng kế hoạch phân tích BCTC

Tại công ty TNHH sơn Tazaki, bước đầu tiên của hoạt động phân tích BCTC là việc phải cụ thể hóa mục tiêu phân tích một cách rõ ràng và đưa ra một hệ thống các câu hỏi then chốt cần phải giải đáp để đạt được mục tiêu này: Nội dung, phạm vi, thời gian và người thực hiện hoạt động phân tích BCTC. Cần phân công rõ nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình phân tích nhằm mục tiêu đánh giá đúng thực trạng, tìm ra nguyên nhân, phát hiện tiềm năng và đề ra các giải pháp cho hoạt động kinh doanh.

Phó giám đốc cùng với trưởng phòng kế toán tiến hành thu thập các dữ liệu, thông tin cần thiết từ cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp phục vụ cho công tác phân tích tài chính, đồng thời phải kiểm tra lại để đảm bảo được tính xác thực và độ tin cậy của nguồn thông tin. Tiếp đó là việc thực hiện xắp xếp và xử lý thông tin thu được theo trình tự hợp lý, phù hợp cho quá trình phân tích các chỉ tiêu tài chính.

Bước 3: Tiến hành phân tích

Căn cứ theo kế hoạch đã được xây dựng, kế toán trưởng công ty tiến hành thực hiện các nội dung phân tích BCTC doanh nghiệp. Trước hết là việc xem xét các thông tin do việc phân tích các tỷ lệ đem lại nhằm đưa ra một cảm nhận bao quát chung về các phạm vi của vấn đề, sau đó chuyển sang các thông tin chứa đựng trong các báo cáo tài chính theo quy mô chung. Những câu hỏi và ý kiến sơ bộ đưa ra khi phân tích các con số, tỷ lệ giúp cho nhà phân tích có thêm hiểu biết sâu sắc có giá trị và phương hướng thực hiện từ đó có thể tập trung sức lực vào việc xem xét, phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp.

Đánh giá chung: Khái quát sự biến động các chỉ tiêu tài chính từ đó đưa ra

phương hướng phân tích chi tiết.

Phân tích chi tiết: Trên cơ sở hệ thống các chỉ tiêu, số liệu và phương pháp phân tích, tiến hành phân tích chi tiết các chỉ tiêu tài chính về những biến động, mức độ ảnh hưởng của nó.

+ Xác định mối liên hệ giữa chỉ tiêu nghiên cứu với các nhân tố ảnh hưởng; + Xác định đốitượng;

+ Mức độ ảnh hưởng của đối tượng phân tích đến chỉ tiêu phân tích;

+ Lập biểu trình bày số liệu, phân loại các nhân tố: tích/ tiêu cực; chủ/ thứ yếu;

+ Tìm nguyên nhân từ đó nghiên cứu và tìm giải pháp phùhợp;

Kết luận: Nhà phân tích đưa ra kết luận, đề xuất và kiến nghị các giải pháp

sau khi quá trính phân tích BCTC doanh nghiệp được hoàn tất.

Bước 4: Lập báo cáo phân tích

Từ những kết quả thu được sau quá trình phân tích trên, kế toán trưởng tiến hành lập báo cáo trình lên ban giám đốc công ty. Trong đó trình bày những chỉ tiêu được phân tích với đầy đủ thực trạng, nguyên nhân và đề xuất các biện pháp, phương hướng giải quyết cần được thực hiện để giúp ích cho tiến trình ra quyết

định của ban giám đốc trong tương lai.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH SƠN TAZAKI (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w