Những tồn tạ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH SƠN TAZAKI (Trang 69 - 70)

) (40,15 Tỷ suất sinh lợi của tà

THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN

4.1.2. Những tồn tạ

 Tổ chức hoạt động phân tích: Hiện tại, do quy mô còn nhỏ, các hoạt động của công ty diễn ra không nhiều do đó ban giám đốc vẫn tiếp tục duy trì tần suất của hoạt động phân tích tài chính là mỗi năm một lần sau khihoàn thiện báo cáo tài chính năm. Trong khi thông thường phải đến cuối quý I của năm tiếp theo các báo cáo tài chính mới được hoàn tất dẫn đến tình trạng việc phân tích tài chính diễn ra chậm trễ, không theo kịp với nhu cầu thông tin quản lý của công ty. Thực trạng này cũng tồn tại ở hầu hết các doanh nghiệp khác, đặt ra đòi hỏi phải có những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng phân tích tài chính phục vụ cho công tác quản lý.

 Về cán bộ phân tích: Hiện nay công ty chưa có đội ngũ chuyên trách công tác phân tích BCTC mà chủ yếu dựa trên nguồn nhân lực từ phòng Tài chính - Kế toán. Thực trạng cán bộ còn nhiều thiếu sót về kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết khi xử lý các vấn đề phát sinh khiến cho kết quả quá trình phân tích tài chính của công ty đôi khi không được như mong đợi.

 Thông tin sử dụng: Hoạt động phân tích tài chính của công ty TNHH sơn Tazaki chủ yếu sử dụng thông tin từ bảng CĐKT, báo cáo KQ HĐKD và báo cáo LCTT. Đó đều là những thông tin trong doanh nghiệp, do vậy hiện nay việc phân tích của công ty đang rất hạn chế về sự so sánh với các chỉ tiêu trung bình ngành, với thông tin về các đối thủ cạnh tranh. Việc thiếu đi các thông tin bên ngoài doanh nghiệp đã gây ra các tác động tiêu cực đến công tác phân tích tài chính tại công ty. Chất lượng của toàn bộ quy trình phân tích bị giảm sút, thiếu đi tính khách quan đồng thời gây nguy cơ đánh giá sai tình hình của doanh nghiệp cũng như các biến động của thị trường. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng dù ban lãnh đạo công ty đã sớm nhận thức được tầm quan trọng và cấp thiết của những thông tin này nhưng thực tế công tác thu thập và tổng hợp các thông tin không thuộc phạm vi quản lý của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Nhất là những thông tin nội bộ của đối thủ cạnh tranh. Điều này đặt ra đòi hỏi công ty phải xây dựng được phương pháp và chiến lược tìm kiếm, khai thác hiệu quả thông tin phục vụ cho công tác phân tích tài chính và quản lý doanh nghiệp.

 Phương pháp phân tích: Công tác phân tích tài chính của công ty mới chỉ sử dụng hai phương pháp cơ bản là phương pháp so sánh và phân tích tỷ lệ. Tuy nhiên, lượng thông tin và khả năng phân tích chi tiết trên nhiều khía cạnh tài chính mà các phương pháp này đem lại còn hạn chế, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thông tin quản lý của doanh nghiệp.

 Nội dung phân tích: Trong quá trình phân tích của công ty, nhiều chỉ tiêu tài chính được đề cập đến nhưng mới chỉ dừng lại ở việc nhận xét khái quát về quy mô, mức độ tăng giảm trong kỳ chứ chưa thực sự đi sâu vào phân tích nguyên nhân, tìm hiểu các yếu tố tác động đến cũng như dự báo được các biến động kinh tế có thể sảy ra trong tương lai. Đồng thời, vẫn còn một số các chỉ tiêu tài chính quan trọng khác chưa được cán bộ phân tích đề cập đến ví dụ như hệ số trả nợ, chu kỳ kinh doanh, vòng quay vốn chủ sở hữu.

4.2. Giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện phân tích BCTC và nâng cao năng lực tài chính của Công ty TNHH Sơn Tazaki

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH SƠN TAZAKI (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w