Thứ nhất, về chuẩn bị triển khai Đề án
- Đối với công tác cán bộ cần sắp xếp, bố trí cán bộ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ theo mục tiêu Đề án. Lãnh đạo đơn vị phải làm tốt công tác tư tưởng đối với cán bộ, đảm bảo sự thống nhất và ổn định vể tổ chức bộ máy giúp cho việc triển khai Đề án được thông suốt. Cần sắp xếp, phân công Lãnh đạo, Giao dịch viên tích cực hỗ trợ nhau trong thời gian cao điểm giải quyết hồ sơ thanh toán đảm bảo không để tồn đọng, kéo dài. Từng đồng chí Lãnh đạo, Giao dịch viên tích cực nghiên cứu, tìm tòi phương pháp xử lý hồ sơ thanh toán, lưu trữ, xử lý nội bộ hợp lý, hiệu quả hơn.
- Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho công chức làm công tác kiểm soát chi thông thạo nghiệp vụ 2 lĩnh vực chi thường xuyên và chi đầu tư XDCB, phải học hỏi nhau, hỗ trợ nhau trong công tác.
Thứ hai, về chỉ đạo triển khai Đề án:
- Trong công tác chỉ đạo điều hành thì trong thời gian đầu thực hiện Đề án, Giám đốc KBNN cấp huyện cần chủ động, kịp thời báo cáo UBND cấp huyện những khó khăn, vướng mắc để lãnh đạo địa phương chỉ đạo kịp thời.Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả hơn các nội dung Đề án phù hợp với điều kiện, đặc điểm của đơn vị.
- Phối hợp với các cơ quan báo, đài tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, để các tổ chức và cá nhân biết được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc triển khai thực hiện Đề án, để cùng chia sẻ khó khăn với Kho bạc trong thời gian đầu thực hiện.
- Tổ chức thảo luận nghiệp vụ mỗi quý một lần để Giao dịch viên cùng nhau nghiên cứu, trao đổi, thảo luận về nghiệp vụ, qua đó đóng góp bổ sung, hỗ trợ nghiệp vụ cho nhau trong quá trình kiểm soát chi các khoản chi NSNN.
Thứ ba,về kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Đề án:
Tùy trường hợp theo quy định sử dụng hình thức thanh toán trước, kiểm soát sau đối với kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản; kiểm soát trước nhập hệ thống Tabmis sau, nhằm đảm bảo xử lý hồ sơ thanh toán nhanh và chính xác nhất.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THỐNG NHẤT ĐẦU MỐI KIỂM SOÁT CHI CÁC
KHOẢN NSNN TẠI KBNN HƯNG NGUYÊN 2.1. Giới thiệu về KBNN Hưng Nguyên
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của KBNN Hưng Nguyên
KBNN Hưng Nguyên được thành lập theo Quyết định số 185/QĐ/TCCB ngày 21 tháng 03 năm 1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 4 năm 1990.
* Chức năng:
KBNN Hưng Nguyên là tổ chức trực thuộc KBNN tỉnh Nghệ An, có chức năng thực hiện nhiệm vụ của KBNN trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
KBNN Hưng Nguyên có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.
* Nhiệm vụ:
- Tổ chức thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, Đề án thuộc phạm vi quản lý của KBNN cấp huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Quản lý quỹ NSNN và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quy định của pháp luật:
- Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt và các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại KBNN cấp huyện.
- Thực hiện công tác kế toán NSNN:
- Thực hiện công tác điện báo, thống kê về thu, chi NSNN, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi NSNN qua KBNN cấp huyện.
- Thực hiện công tác phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quy định.
KBNN cấp huyện theo quy định.
- Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN cấp huyện.
- Quản lý đội ngũ công chức, lao động hợp đồng; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, hành chính, quản trị, tài vụ tại KBNN cấp huyện theo quy định.
- Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động KBNN; thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.
- Quản lý các điểm giao dịch thuộc KBNN cấp huyện theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN cấp tỉnh giao.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự
KBNN huyện Hưng Nguyên là đơn vị không có phòng, thực hiện làm việc theo chế độ chuyên viên.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của KBNN Hưng Nguyên – Nghệ An
(Nguồn: Kho bạc nhà nước Hưng Nguyên)
Đến nay, tổ chức bộ máy của KBNN Hưng Nguyên gồm có Ban lãnh đạo (Giám đốc, Phó giám đốc), Kế toán trưởng và 11 cán bộ chuyên môn nghiệp vụ tại
BỘ PHẬN KIỂM SOÁT CHI BẢO VỆ CHUYÊN TRÁCH PHÓ GIÁM ĐỐC KBNN HƯNG NGUYÊN GIÁM ĐỐC KBNN HƯNG NGUYÊN BỘ PHẬN KẾ TOÁN
các bộ phận KSC, kế toán và bảo vệ chuyên trách. Cụ thể đội ngũ nhân lực tại KBNN Hưng Nguyên theo trình độ, giới tính, thời gian (kinh nghiệm) công tác thể hiện qua bảng số liệu thống kê sau:
Bảng 2.1. Cơ cấu nhân sự KBNN Hưng Nguyên giai đoạn
ĐVT: người
Phân loại Cơ cấu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Theo trình độ
Thạc sỹ 0 1 4
Đại học 11 11 8
Cao đẳng 2 1 1
Trung cấp 1 1 1
Theo giới tính NamNữ 59 59 59
Theo thâm niên Trên 5 năm 12 12 12
Dưới 5 năm 2 2 2
Tổng 14 14 14
(Nguồn: Kho bạc nhà nước Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An)
Về trình độ đào tạo nghiệp vụ chuyên môn KSC: Đội ngũ nhân lực KBNN Hưng Nguyên – Nghệ An đều là những người được đào tạo cơ bản, chỉ có 1/14 người trình độ Trung cấp và 01/14 người có trình độ Cao đẳng còn lại đều có trình độ Đại học, Thạc sỹ, đáp ứng được yêu cầu của công việc. Việc tuyển dụng CBCC do KBNN tỉnh quyết định với yêu cầu chuẩn là phải đạt trình độ từ đại học trở lên, đúng chuyên ngành tuyển dụng là ngành ngân hàng, tài chính, kế toán.
Về giới tính, tỷ lệ cán bộ nữ cao hơn cán bộ nam, tuy nhiên cán bộ kiểm soát chi là nữ thường bận bịu việc sinh con, nội trợ đây cũng là một khó khăn cho KBNN Hưng Nguyên trong việc sắp xếp, phân công công việc, khi mà khối lượng và áp lực công việc kiểm soát chi rất lớn, vì vậy có những thời điểm một người phải làm kiêm công việc của những người khác. Điều này phần nào ảnh hưởng đến sự chuyên môn hóa trong bộ máy
Về thời gian công tác, cán bộ kiểm soát chi của KBNN Hưng Nguyên hiện nay đa số là cán bộ trẻ nhưng đều có thời gian công tác từ 5 năm trở lên. Đây là một điểm mạnh của KBNN Hưng Nguyên trong việc tăng chất lượng và công tác kiểm
soát chi các khoản chi NSNN
2.1.3. Kết quả hoạt động KBNN Hưng Nguyên giai đoạn tháng 10/2017 dến năm 2019
* Các đơn vị sử dụng NSNN qua KBNN trên địa bàn huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An
Cụ thể hệ thống các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Hưng Nguyên thể hiện qua bảng 2.2 sau:
Bảng 2.2: Các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn Huyện Hưng Nguyên
Đơn vị tính: Đơn vị
Năm Tổng số lượng
đơn vị
Cơ quan nhà nước
Khối đơn vị sự nghiệp công lập
Năm 2017 111 45 66
Năm 2018 111 45 66
Năm 2019 109 44 65
Nguồn: UBND huyện Hưng Nguyên
Qua bảng số liệu thống kê 2.2 về các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Hưng Nguyên trên địa bàn huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An cho thấy: Hệ thống khối cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện Hưng Nguyên hầu như không có sự thay đổi và điều chỉnh trong 3 năm từ 2017 -2019. Hiện nay trên địa bàn có 44 đơn vị nhà nước (giảm 1 đơn vị so với năm 2018) và 65 đơn vị đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng NSNN
*Công tác thu chi NSNN tại huyện Hưng Nguyên
Trong những năm qua, huyện Hưng Nguyên đã tích cực triển khai thực hiện dự toán ngân sách nhà nước được giao, KBNN thực hiện tốt các giải pháp thu ngân sách nhà nước, tăng cường công tác kiểm tra, chống thất thu, nợ đọng thuế. Đẩy mạnh việc tuyên truyền thực hiện nghĩa vụ thuế đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Vì thế, thu NSNN hằng năm phần lớn vượt mức dự toán giao. Chi ngân sách nhà nước thực hiện đúng theo Luật NSNN và dự toán, đáp ứng nhiệm vụ phát triển KT-XH. Tình hình thu chi trên địa bàn huyện các năm từ năm 2017-2019 cụ thể như sau:
Bảng 2.3: Tình hình thu, chi ngân sách nhà nước qua KBNN huyện Hưng Nguyên giai đoạn 2017 – 2019
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng thu ngân sách nhà nước 59.810 100 72.439 100 86.507 100 Thu ngân sách nhà nước huyện được hưởng
9.271 15,5 12.170 16,8 14.966 17,3 Thu từ bổ sung ngân
sách nhà nước tỉnh 50.540 84,5 60.270 83,2 71.541 82,7
Tổng chi ngân sách
nhà nước 59.810 100 72.439 100 86.507 100
Chi thường xuyên 46.036 77 56.238 77,6 68.767 79,5 Chi đầu tư 13.774 23 16.202 22,4 17.740 20,5
(Nguồn: Kho bạc nhà nước Hưng Nguyên)
Tổng thu trên địa bàn huyện Hưng Nguyên tăng qua các năm. Năm 2019 tổng thu đạt 86.507 triệu đồng, trong đó thu ngân sách nhà nước huyện được hưởng theo phân cấp là 14.966 triệu đồng, thu từ bổ sung ngân sách nhà nước tỉnh chiếm tỷ lệ lớn, đạt triệu 71.541 triệu đồng. Nguồn thu NSNN của huyện chủ yếu từ các khoản thu về nhà, đất, tài nguyên khoáng sản, quyền khai thác khoán sản, thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và lệ phí trước bạ.
Trong cơ cấu nguồn chi ta nhận thấy rằng năm 2019 chi thường xuyên là lớn nhất chiếm 79,5% trên tổng nguồn chi của Huyện, còn lại là nguồn chi cho đầu tư chiếm 20,5%. Tỷ trọng chi đầu tư từ NSNN có xu hướng thấp dần từ 2017 -2019 trong khi tỷ trọng chi đầu tư có xu hướng tăng lên. Năm 2017 tỷ trọng chi đầu tư là 77%, năm 2018 77,6% đến năm 2019 tăng lên 79,5%.
Đối với chi đầu tư:
Trong giai đoạn tháng 10/2017 - 2019, KBNN huyện Hưng Nguyên đã kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước nhà nước như sau:
Bảng 2.4. Tình hình kiểm soát chi các dự án vốn đầu tư qua KBNN Hưng Nguyên năm 2017 – 2019
(Đơn vị: Triệu đồng)
Năm Số tiền kế
hoạch vốn Tổng số tiền giải ngân
% so với kế hoạch vốn KBNN nhận được Năm 2017 15.869 13.774 86,8% Năm 2018 18.062 16.202 89,7% Năm 2019 19.452 17.740 91,2% Tổng cộng 53.383 47.716 89,4%
(Kho bạc nhà nước Hưng Nguyên)
Trong giai đoạn từ tháng 10/2017 - 2019, thông qua công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản, hệ thống KBNN đã giải ngân 47.716 triệu đồng, chiếm 89,4% so với tổng kế hoạch vốn KBNN Hưng Nguyên nhận được. Số tiền kế hoạch vốn cũng như số tiền giải ngân tăng qua các năm. Trong giai đoạn năm 2017 – 2019, thực hiện nông thôn mới và phát triển kinh tế địa bàn, huyện Hưng Nguyên đã tăng cường chi ngân sách nhà nước nhà nước các dự án lớn.
Đối với Chi thường xuyên
Đối với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên Ngân sách nhà nước nhà nước, Kho bạc nhà nước Hưng Nguyên đã đảm bảo quản lý an toàn và đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ chi Ngân sách nhà nước nhà nước cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước
Bảng 2.5. Số liệu chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN Hưng Nguyên giai đoạn 2017 – 2019
(Đơn vị: Triệu đồng)
Nội dung Dự toán giao
Kiểm soát chi Số chi NSNN qua KBNN % so với dự toán giao Năm 2017 47.607 46.036 96,7% Năm 2018 57.798 56.238 97,3% Năm 2019 70.027 68.767 98,2% Tổng cộng 175.433 171.041 97,5%
(Nguồn: Kho bạc nhà nước Hưng Nguyên)
Qua kiểm soát chi thường xuyên NSNN, KBNN Hưng đã có những kết quả đáng ghi nhận. Số chi NSNN qua KBNN Hưng Nguyên đạt tỷ lệ cao, chiếm trên 95% số dự toán được giao.
2.2. Quy trình kiểm soát chi các khoản chi NSNN tại KBNN Hưng Nguyên
2.2.1. Quy trình kiểm soát chi các khoản chi tại KBNN Hưng Nguyêntrước khi thống nhất đầu mối kiểm soát chi các khoản chi NSNN trước khi thống nhất đầu mối kiểm soát chi các khoản chi NSNN
Trước khi thực hiện thống nhất đầu mối KSC NSNN qua KBNN, KBNN huyện có 02 tổ nghiệp vụ cùng thực hiện nhiệm vụ KSC. Tổ Kế toán Nhà nước gồm Kế toán trưởng kiêm Tổ trưởng và Tổ phó, các KTV thực hiện nhiệm vụ KSC thường xuyên NSNN. Tổ Tổng hợp - Hành chính có Tổ trưởng và các chuyên viên, thực hiện nhiệm vụ KSC đầu tư XDCB, chi CTMTQG. Các quy trình KSC do KBNN ban hành đều quy định các khoản chi NSNN được KSC qua 3 bước với 03 công chức tham gia vào quy trình kiểm soát. Đối với chi thường xuyên, gồm KTV, KTT và Lãnh đạo KBNN huyện. Đối với chi đầu tư XDCB là gồm Chuyên viên, Tổ trưởng tổ Tổng hợp-Hành chính, Lãnh đạo KBNN huyện
* Đối với kiểm soát chi đầu tư
Quy trình kiểm soát chi đầu tư tại KBNN Hưng Nguyên thể hiện qua bảng 2.6 như sau:
Các bước Nội dung Chủ thể thực hiện
Bước 1 Chủ đầu tư gửi hồ sơ một cửa đến Chuyên viên chuyênquản Tổ TH-HC
Bước 2
Tiếp nhận hồ sơ từ chủ đầu tư, thực hiện kiểm soát hồ sơ đề nghị tạm ứng, thanh toán đảm bảo tính lôgic về thời gian và phù hợp với quy định hiện hành về quản lý tài chính đầu tư XDCB và thực hiện các nội dung công việc
Chuyên viên chuyên quản Tổ TH-HC
Bước 3 Kiểm tra hồ sơ, ký tờ trình lãnh đạo
KBNN, và các chứng từ thanh toán Tổ trưởng Tổ TH-HC Bước 4 Lãnh đạo KBNN phụ trách kiểm soátchi đầu tư, xem xét, ký duyệt tờ trình Lãnh đạo phụ trách Bước 5 Chuyển chứng từ cho Kế toán viên Chuyên viên chuyênquản Tổ TH-HC Bước 6
Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán, hạch toán, ký trên
chứng từ giấy, trình KTT phê duyệt Kế toán viên (KTV) Bước 7 KTT kiểm soát ký chứng từ giấy chuyểntrả kế toán viên. Kế toán trưởng Bước 8
Kế toán viên trình lãnh đạo KBNN phụ trách ký chứng từ giấy. Lãnh đạo KBNN phụ trách kế toán kiểm soát ký chứng từ giấy trả kế toán viên.
Lãnh đạo KBNN Bước 9 Nhập yêu cầu thanh toán vào TABMIS Kế toán viên Bước 10 KTT phê duyệt yêu cầu thanh toán. Kế toán trưởng Bước 11 KTV Áp thanh toán, đệ trình Kế toántrưởng (KTT) ký thanh toán song
phương và chuyển Lãnh đạo phê duyệt.
Kế toán viên Bước 12 Lưu 01 liên Giấy rút vốn đầu tư, Giấyđề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư Kế toán viên
Bước 13 Lưu hồ sơ và trả chủ đầu tư. Chuyên viên tổ TH-HC
(Nguồn: Kho bạc nhà nước Hưng Nguyên)
Bước 1: Chủ đầu tư gửi hồ sơ một cửa đến chuyên viên chuyên quản thuộc Tổ TH-HC
Bước 2: Chuyên viên Tổ TH-HC tiếp nhận hồ sơ từ chủ đầu tư, thực hiện kiểm soát hồ sơ đề nghị tạm ứng, thanh toán đảm bảo tính lôgic về thời gian và phù hợp với quy định hiện hành về quản lý tài chính đầu tư XDCB và thực hiện các nội dung
công việc như:
- Xác định và chấp nhận số vốn tạm ứng, thanh toán
- Lập tờ trình lãnh đạo, trình Tổ trưởng Tổ TH-HC toàn bộ hồ sơ tạm ứng, hoặc thanh toán để xem xét, ký trình Lãnh đạo KBNN phụ trách xem xét, phê