soát chi các khoản chi NSNN tại Kho bạc nhà nước Hưng Nguyên
*Công tác tuyên truyền
Tăng cường sự phối hợp nhằm tuyên truyền, giáo dục để nâng cao tính tự giác và trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước
Việc nâng cao chất lượng của từng đơn vị SDNS, có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất lượng công tác KSC thường xuyên qua KBNN, đó chính là nâng cao chất lượng đầu vào cho quy trình KSC ngân sách nhà nước
thường xuyên qua KBNN. Vì vậy, KBNN Hưng Nguyên cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương, cơ quan thông tin tuyên truyền đại chúng một cách thường xuyên, liên tục như tiến hành soạn thảo, phổ biến rộng rãi các tài liệu, lập trang web, thiết lập các cầu nối để giải thích, tuyên truyền cho đơn vị sử dụng NSNN cập nhật đầy đủ chế độ, chính sách văn bản liên quan đến chính sách Nhà nước từ đó nâng cao nhận thức, hiểu biết của các đối tượng liên quan về cơ chế và kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN.
*Công tác phối hợp
KBNN Hưng Nguyên cần phối hợp với cơ quan Tài chính tổ chức hội nghị khách hàng định kỳ để nắm bắt những vướng mắc của đơn vị trong quá trình sử dụng kinh phí NSNN, qua đó phản ánh kịp thời lên cơ quan quản lý cấp trên để có những sữa đổi, bổ sung nhằm làm cho cơ chế, chính sách chi thường xuyên NSNN ngày càng hoàn thiện, từ đó khoản chi tiêu ngày càng tiết kiệm, hiệu quả và đúng mục đích.
*Phân bổ và sử dụng kinh phí
Căn cứ vào phương án phân bổ kinh phí, các hạng mục kinh phí được phê duyệt, KBNN Hưng Nguyên cần rà soát lại những kinh phí thực hiện trong giai đoạn vừa qua. Những hạng mục nào đã hoàn thành, những hạng mục nào còn tồn động trên cơ sở đó để xây dựng dự toán trình KBNN Nghệ An phê duyệt bằng nguồn trong kế hoạch vận hành Đề án hàng năm.
* Hiện đại hóa ứng dụng CNTT trong hoạt động KBNN
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối KSC, trong đó xây dựng ứng dụng bàn giao chứng từ điện tử để thuận lợi, đơn giản hơn nữa trong việc giao nhận chứng từ, đồng thời có giải pháp kỹ thuật để đảm bảo hiệu năng hoạt động của hệ thống TABMIS, nhất là vào dịp cuối năm có số lượng giao dịch lớn, tăng đột biến.
- Xây dựng chương trình kiểm soát rủi ro trong kiểm soát chi như chi lương, hỗ trợ kiểm tra mẫu dấu chữ ký của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, hỗ trợ tra cứu số dư cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước giống như các ngân hàng
thương mại, sau khi kiểm soát chi xong KBNN báo cho thủ trưởng đơn vị tình trạng món chi của đơn vị sắp được chi để hạn chế việc giả mạo chứng từ, chữ ký của Chủ tài khoản.
- Hiện nay mô hình tổ chức theo mô hình thống nhất đầu mối rất phù hợp để triển khai mở rộng dịch vụ công trực tuyến giao nhận hồ sơ. Theo đó, các đơn vị chủ yếu sẽ gửi hồ sơ và chứng từ qua dịch vụ công, gửi qua bưu điện hoặc gửi trực tiếp đối với các khoản chi có độ mật cao, tiến tới KBNN sẽ giảm dần giao dịch trực tiếp với khách hàng đảm bảo minh bạch trong quá trình kiểm soát chi các khoản chi NSNN. Đồng thời tiến tới rút ngắn thời gian kiểm soát chi các khoản chi NSNN, khi đơn vị thực hiện kê khai yêu cầu thanh toán qua mạng, cán bộ kiểm soát chi thực hiện giao diện vào các chương trình kiểm soát chi KBNN thực hiện kiểm soát và trả kết quả qua mạng cho đơn vị. Hiện nay với hồ sơ gửi qua dịch vụ công đang thực hiện theo phương thức các đơn vị thực hiện scan ký số. Tuy nhiên, đối với Hồ sơ pháp lý của dự án đầu tư nhiều, mỗi loại hồ sơ rất dày, nếu scan sẽ chiếm dung lượng rất lớn, không truyền được qua mạng, nên đối với những hồ sơ pháp lý của dự án đầu tư, đơn vị vẫn phải gửi trực tiếp bằng bản giấy đến cơ quan KBNN, điều này đã hạn chế phần nào tiện ích của dịch vụ công. Do đó, để thực hiện được theo định hướng chủ yếu gửi hồ sơ, chứng từ qua mạng, ngoài việc cải cách thủ tục hành chính đề xuất kiến nghị với Chính phủ triển khai đồng bộ Chính phủ điện tử theo hướng kết nối dữ liệu điện tử giữa các cơ quan sử dụng chữ ký số để gửi các hồ sơ pháp lý của các dự án Đầu tư cho các cơ quan có liên quan và Chủ đầu tư (hồ sơ pháp lý ở dạng file có ký số). Trên cơ sở đó, Chủ đầu tư/đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước gửi KBNN để làm căn cứ kiểm soát thanh toán (Chủ đầu tư không phải thực hiện scan ký số gửi KBNN).
- Xây dựng chương trình quản lý, kiểm soát chi đối với các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư qua Kho bạc nhà nước
Từ thực tế hiện nay các chương trình CNTT chưa đồng bộ, cán bộ kiểm soát chi phải nhập liệu trên nhiều chương trình chưa đáp ứng đựợc một số yêu cầu quản lý mới như: mô hình quản lý dữ liệu phân tán ở khắp mọi nơi; chưa tổng hợp được
báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch và thanh toán vốn ĐT XDCB trên phạm vi toàn quốc; yêu cầu thanh toán trước, kiểm soát sau; Tổng hợp báo cáo quyết toán hàng năm. Để khắc phục một số tồn tại nêu trên, kiến nghị xây dựng một chương trình quản lý, kiểm soát chi đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư XDCB của các bộ, ngành và địa phương, kế thừa được các chức năng và yêu cầu quản lý của chương trình hiện tại, tiếp nhận dữ liệu từ các hệ thống quản lý kiểm soát chi đang vận hành tại các đơn vị sang hệ thống mới cũng như khai thác có hiệu quả kho dữ liệu công trình