Một số giải pháp bổ trợ khác

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THỐNG NHẤT ĐẦU MỐI KIỂM SOÁT CHI CÁC KHOẢN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HƯNG NGUYÊN TỈNH NGHỆ AN (Trang 107 - 112)

*Hoàn thiện cơ cấu tổ chức kiểm soát chi các khoản chi NSNN tại Kho bạc nhà nước Hưng Nguyên

Quy trình, thủ tục KSC NSNN phải đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho người kiểm soát, người đượckiểm soát; đồng thời, phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu quản lý của công tác KSC NSNN theo quy định của Luật NSNN và công tác cải cách hành chính.

Hiện quy trình KSC qua KBNN được ban hành theo Quyết định 4377/QĐ- KBNN. Quy trình đã góp phần quan trọng trong việc ổn định hoạt động các nghiệp vụ của KBNN khi thực hiện thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN theo Chiến lược phát triển của ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị sử dụng NSNN, đơn vị giao dịch với KBNN.

Tuy vậy, đối với KBNN cấp huyện quy trình cũng bộc lộ những bất cấp trong hoạt động của KBNN huyện như: Tăng khối lượng công việc của công chức KBNN lên tương đối nhiều do có thêm các bước giao nhận, xử lý trên hệ thống TABMIS; sử dụng nhân lực không hiệu quả do có nhiều thời gian trống giữa các bước;công tác kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, chứng từ lỏng lẻo hơn quy trình trước đây có thể gây nên tình trạng không đảm bảo an toàn cho công chức KBNN; việc phân định trách nhiệm trong KSC, hạch toán kế toán không rõ ràng, nhất là phân

định trách nhiệm khi có vi phạm xảy ra;hệ thống TABMIS quá tải những thời điểm cuối năm; Lãnh đạo KBNN huyện phê duyệt chứng từ trước khi kế toán trưởng của KBNN huyện chưa phù hợp với trình tự xử lý công việc và thẩm quyền, trách nhiệm của Kế toán trưởng theo quy định của Luật Kế toán 2015 và các văn bản hướng dẫn.

Từ đó, tác giả đề nghị:

Hoàn thiện, bổ sung quy trình KSC tại KBNN Hưng Nguyên nói riêng và hệ thống KBNN nói chung làm việc theo chế độ chuyên viên, công chức vừa thực hiện nhiệm vụ kế toán và nhiệm vụ KSC, không phân định công chức KSC, kế toán riêng biệt như hiện nay. Khi đó, KBNN cấp huyện sẽ tăng được công chức giao dịch, các công chức KBNN sẽ thực hiện nhiệm vụ như công chức kế toán trước khi sáp nhập thực hiện đầu mối KSC. Công chức KSC KBNN sẽ thực hiện đầy đủ các xử lý chứng từ trên các chương trình ứng dụng hiện nay KBNN, từ khâu tiếp nhận chứng từ, nhập xử lý chứng từ đến khâu tổng hợp vào các chương trình báo cáo số liệu.

Phân công lại chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy kiểm soát chi, tăng cường sự phối hợp giữa bộ phận phòng ban liên quan với bên ngoài

Nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm cán bộ KSC

Một công chức KBNN sẽ thực hiện từ khi tiếp nhận chứng từ từ đơn vị giao dịch đến khi kết thúc, trả kết quả và chứng từ cho khách hàng, phân định rõ trách nhiệm trong quản lý, kiểm soát và tránh được các khâu giao nhận nội bộ trong đơn vị KBNN, giảm số lượng chữ ký của công chức KBNN trên chứng từ của đơn vị sử dụng NSNN, chỉ còn 03 công chức: GDV, Kế toán trưởng, Lãnh đạo KBNN huyện.

Sơ đồ 3.1. Mô hình bộ máy kiểm soát chi do tác giả đề xuất

Đối với KBNN Hưng Nguyên, có thể tổ chức nhiều hơn 01 dây chuyền kiểm soát, thanh toán, với vai trò của Kế toán trưởng trong được thay thế bằng ủy quyền Kế toán trưởng, Giám đốc KBNN huyện thay thế bằng Phó Giám đốc KBNN huyện.

Trách nhiệm trong công tác kiểm soát hồ sơ, chứng từ KSC thuộc về GDV, KTT, Lãnh đạo KBNN huyện. Trách nhiệm chính trong hạch toán, kiểm soát sự chuyển đổi giữa chứng từ giấy và chứng từ điện tử thuộc về GDV, Kế toán trưởng.

Công tác lưu trữ hồ sơ, chứng từ theo quy trình đề xuất: Tất cả hồ sơ,chứng từ thu, chi phát sinh tại KBNN cấp huyện được hạch toán trong ngày sẽ lưu chung trong 01 tập chứng từ ngày, theo liệt kê của GDVvà thứ tự bút toán nhập vào TABMIS. Riêng hồ sơ chi đầu tư vẫn cần thiết lưu riêng phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra và tổng hợp, báo cáo. Các chứng từ chi đầu tư chưa áp dụng dịch vụ công, được lập 02 liên, sau khi xử lý 01 liên trả khách hàng, 01 liên được lưu trong tập chứng từ ngày phát sinh. Trong hồ sơ dự án, GDV lưu hồ sơ ghi rõ các thông tin chứng từ thanh toán như: Lưu tại tập chứng từ số, ngày, số bút toán, số tiền,… để thuận tiện cho công tác tác tra cứu, kiểm tra.

Công tác chuyển nguồn niên độ NSNN hàng năm cũng thuận lợi vì được tập trung theo dõi tại Kế toán trưởng KBNN cấp huyện, cả xác nhận số dư dự toán, tạm ứng được phép chuyển nguồn của các đơn vị sử dụng NSNN và văn bản tổng hợp

Giao dịch viên 1 Giao dịch viên 2 Giao dịch viên n KẾ TOÁN TRƯỞNG LÃNH ĐẠO KBNN HƯNG NGUYÊN

đề nghị hạch toán thu, chi chuyển nguồn các cấp ngân sách nhà nước của cấp có thẩm quyền.

*Hoàn thiện các chương trình ứng dụng, tăng cường kết nối, liên thông dữ liệu

Hiện đại hoá quy trình công nghệ KBNN là một trong những điều kiện hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động của KBNN nói chung và cơ chế quản lý chi NSNN nói riêng. Phải xây dựng được hệ thống mạng thông tin nhanh, ổn định từ trung ương đến cơ sở, đủ sức truyền tải mọi thông tin hoạt động cần thiết, phục vụ công tác quản lý, điều hành.

Phát triển hệ thống công nghệ thông tin KBNN hiện đại; tiếp cận nhanh, làm chủ và ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin tiên tiến vào mọi hoạt động của KBNN; hình thành Kho bạc điện tử. Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin điện tử tiên tiến vào quy trình quản lý thu - chi NSNN,đảm bảo xử lý dữ liệu thu - chi NSNN theo thời gian thực. Tăng cường sử dụng hình thức quản lý, chỉ đạo điều hành công việc, trao đổi thông tin, báo cáo trên mạng internet và intranet trong nội bộ hệ thống KBNN.

Cần tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp các chương trình quản lý nghiệp vụ chủ yếu và nối mạng trong toàn hệ thống; xây dựng các chương trình phần mềm phục vụ công tác kế toán, thanh toán, đặc biệt là công tác quản lý chi NSNN. Cùng với việc kết nối mạng thông tin, thanh toán trong toàn hệ thống, KBNN cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan trong ngành tài chính, xây dựng và triển khai đồng bộ có hiệu quả hệ thống thông tin quản lý ngân sách nhà nước – Kho bạc (TABMIS), thông qua chương trình này, nâng cao chất lượng công tác quản lý và kiểm soát các khoản chi NSNN.

Hiện đại hóa công tác thanh toán của KBNN trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, theo hướng tự động hóa và tăng tốc độ xử lý các giao dịch; đảm bảo dễ dàng kết nối, giao diện với các hệ thống ứng dụng khác. Xây dựng hệ thống thanh toán tập trung trong nội bộ KBNN trong điều kiện triển khai TABMIS. Hoàn thiện công tác thanh toán chuyển tiền điện tử trong hệ thống KBNN; tham gia thanh toán điện tử song phương giữa KBNN với các đơn vị thanh toán.

Xây dựng chương trình kiểm soát, tổng hợp số liệu chi đầu tư được liên thông dữ liệu với TABMIS, theo hướng dữ liệu nguồn là TABMIS được lấy ra để xử lý theo các yêu cầu quản lý, tổng hợp, báo cáo của chi đầu tư. TrênTABMIS hiện nhập dự toán đầu tư (kế hoạch đầu tư năm của dự án), nhập chứng từ chi đầu tư và chứng từ đã được kiểm soát theo dự toán đã nhập.

Thay vì có chương trình kiểm soát riêng biệt theo đầu vào như hiện nay (ĐTKB-LAN, KHKB-LAN), thực hiện kiểm soát, lấy dữ liệu đầu tư từT ABMIS để tổng hợp số liệu chi đầu tư theo vòng đời dự án. Chương trình chỉ nhập các thông tin pháp lý của dự án, số kế hoạch của dự án, còn các thông tin còn lại lấy từ TABMIS như: dự toán đã nhập, số thanh toán, tạm ứng, thu hồi,… Từ đó, chương trình có thể kiểm soát hậu kiểm, đối chiếu, kiểm tra số liệu đã thanh toán với hồ sơ pháp lý, kế hoạch vốn được giao của dự án; thiết lập các báo cáo theo yêu cầu, kiểm tra đối chiếu số kế hoạch giao, số dự toán đã nhập trên TABMIS. Đồng thời, chương trình sử dụng dữ liệunguồn là TABMIS thì việc tổng hợp số liệu chi đầu tư toàn toàn quốc, trong phạm vi từng KBNN địa phương sẽ thuận lợi và chính xác gần như tuyệt đối, thay thế được chương trình THBC hiện giờ có tương đối nhiều bất cập.

Hoàn thiện cổng dịch vụ công trực tuyến, cung cấp đầy đủ các thủ tụchành chính trong l nh vực KBNN trên cổng dịch vụ công theo mức độ 4. Xây dựng, kết nối được với các phần mềm kế toán của các đơn vị sử dụng NSNN vớicổng dịch công của KBNN. Ngay từ khi kế toán đơn vị sử dụng NSNN hoàn thiện chứng từ, ký số chuyển sang dịch vụ công của KBNN sẽ giao diện vàthành dữ liệu đầu vào của dịch vụ công KBNN. Các dữ liệu của từ dịch vụ côngsau khi được phê duyệt thành dữ liệu đầu vào của TABMIS và sẽ tiếp tục được phê duyệt, giao diện với các chương trình thanh toán song phương điện tử, thanh toán điện tử liên ngân hàng… Như vậy, sẽ giảm bớt khối lượng công việc, điện tử hóa hoàn toàn nghiệp vụ KSC, hạch toán kế toán của KBNN.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THỐNG NHẤT ĐẦU MỐI KIỂM SOÁT CHI CÁC KHOẢN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HƯNG NGUYÊN TỈNH NGHỆ AN (Trang 107 - 112)