Tính từ thời điểm triển khai Đề án từ giai đoạn tháng 10/2017 đến năm 2019, KBNN Hưng Nguyên tiến hành kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Đề án thống nhất đầu mối kiểm soát chi các khoản chi NSNN. Qua đó công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá đã đáp ứng tốt yêu cầu quản lý của nhà nước trong lĩnh vực quản lý ngân sách nhà nước và đạt được những thành công và hiệu quả đáng kể trong chu trình quản lý chi Ngân sách nhà nước nhà nước. Đồng thời, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, các chủ đầu tư để duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị cũng như các nhu cầu đầu tư nhằm phát triển kinh tế xã hội, giải quyết chính sách an sinh xã hội của đất nước. Cụ thể:
*Chủ thể kiểm soát
Để kiểm soát việc thực hiện Đề án, KBNN đã giao nhiệm vụ cụ thể cho KBNN cấp tỉnh, cụ thể ở đây KBNN Nghệ An sẽ kiểm soát thực hiện Đề án tại các KBNN trực thuộc trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong đó có KBNN Hưng Nguyên
*Kênh thông tin kiểm soát
KBNN Nghệ An kiểm soát thực hiện Đề án thông qua các kênh thông sau: - Dựa trên các báo cáo định kỳ hằng tháng/quý/năm của KBNN Hưng Nguyên về việc tổ chực thực hiện Đề án;
- Định kỳ cử CB KBNN Nghệ An hằng tháng đến trực tiếp tại KBNN Hưng Nguyên để kiểm tra việc thực hiện có đúng quy trình không;
- Kiểm soát thông qua việc thực hiện Đề án của các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Hưng Nguyên
*Nội dung của công tác kiểm soát tập trung vào các vấn đề như:
- Bộ máy tổ chức thực hiện Đề án thống nhất đầu mối kiểm soát chi các khoản chi NSNN qua KBNN
- Công tác tập huấn cán bộ
- Công tác tuyên truyền cho CB KBNN và công tác hướng dẫn, tư vấn cho các đơn vị sử dụng NSNN
- Kinh phí chi cho việc thực hiện Đề án thống nhất đầu mối kiểm soát chi các khoản chi NSNN qua KBNN
*Chỉ tiêu được sử dụng để kiểm soát thực hiện Đề án:
Số lượng và tỷ lệ hồ sơ (chi đầu tư và chi thường xuyên) bị từ chối thanh toán so với giai đoạn trước khi thực hiện Đề án
Thời gian xử lý hồ sơ kiểm soát chi tăng/giảm so với giai đoạn trước khi thực hiện Đề án
Số biên bản xử phạt hành chính so với giai đoạn trước khi thực hiện Đề án
*Hình thức kiểm soát
Hình thức kiểm soát việc tổ chức hiện Đề án tại KBNN Hưng Nguyên thông qua hai hình thức cơ bản là định kỳ và đột xuất. Trong giai đoạn 2017- 2019, KBNN Tỉnh Nghệ An có 27 cuộc kiểm soát định kỳ và 8 cuộc kiểm soát đột xuất.
Bảng 2.16. Hình thức kiểm soát việc tổ chức thực hiện Đề án tại KBNN Hưng Nguyên giai đoạn 2017-2019
(Đơn vị: Cuộc)
TT Nội dung Năm
2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Kiểm soát định kỳ 3 12 12 2 Kiểm soát đột xuất 3 2 3
2019 như sau:
- Số lượng và tỷ lệ hồ sơ bị từ chối thanh toán so với giai đoạn trước khi thực hiện Đề án
Giai đoạn từ năm 2016 – trước tháng 10/2017 là giai đoạn năm trước khi thực hiện Đề án thống nhất đầu mối kiểm soát chi các khoản chi NSNN qua KBNN số lượng hồ sơ bị từ chối thanh toán chiếm tỷ lệ trên 15%, đặc biệt năm 2016 là 21%. Trong giai đoạn từ tháng 10/2017 – 2019, số hồ sơ từ chối thanh toán có xu hướng giảm nhẹ. Cụ thể như sau:
Bảng 2.17. Tỷ lệ hồ sơ chi đầu tư bị từ chối thanh toán
(Đơn vị: Hồ sơ)
Nội dung Số lượng hồ sơ Chi đầu tư
Số lượng hồ sơ bị từ chối thanh toán
Tỷ lệ hồ sơ bị từ chối thanh toán
(%)
Năm 2016 601 127 21,131
Năm 2017 578 90 15,6
Năm 2018 636 42 6,6
Năm 2019 657 32 4,9
(Kho bạc nhà nước Hưng Nguyên)
Nguyên nhân số hồ sơ chi ĐTXDCB bị từ chối này là do chủ đầu tư đề nghị thanh toán khối lượng phát sinh chưa được phê duyệt, hoặc chưa đủ hồ sơ theo quy định; trong đó số hồ sơ thanh toán từ giai đoạn tháng 10/2017 – 2019 là 33 bộ, tương ứng vốn từ chối thanh toán là 5.667 triệu đồng. Các hồ sơ bị từ chối thanh toán: Đầu tư xây dựng hệ thống các trò chơi ngoài trời của trường mầm non xã Hưng Lĩnh; Đầu tư nâng cấp hệ thống CNTT tại các trường tiểu học của xã Hưng Long; Đầu tư trạm y tế tại các xóm của xã Hưng Tân…
Số từ chối thanh toán đối với chi đầu tư, thể hiện việc kiểm soát chặt chẽ các khoản chi đầu tư của KBNN. Đồng thời cho thấy các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước/chủ đầu tư thực hiện chi NSNN không đúng quy định. Qua phân tích về số liệu giải ngân qua các năm trong giai đoạn 2017-2019 ở trên, và cơ chế chính sách đối với quản lý nguồn vốn đầu tư phát triển ngày càng chặt chẽ tỷ lệ giải ngân tương đối cao (gần 90%), cùng với việc cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản
hóa hồ sơ, thủ tục do vậy cho thấy việc quản lý nguồn vốn đầu tư ngày càng có hiệu quả, đã góp phần không nhỏ vào việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án sử dụng nguồn vốn NSNN, sớm đưa dự án công trình hoàn thành vào khai thác, sử dụng.
Từ bảng 2.17 có thể thấy, chất lượng hồ sơ đã được nâng cao rõ rệt. Với sự hướng dẫn của các giao dịch viên, các thủ tục hồ sơ được phổ biển đầy đủ đến các đơn vị sử dụng NSNN. Tại thời điểm năm 2019, số lượng hồ sơ chưa đáp ứng đúng quy định, yêu cầu bổ sung là 32 hồ sơ, chiếm 4,9% tổng hồ sơ được đề nghị thanh toán.
- Thời gian xử lý hồ sơ kiểm soát chi tăng/giảm so với giai đoạn trước khi thực hiện Đề án
Việc thay đổi mô hình giao dịch tập trung ở một đầu mối đã tiết kiệm được thời gian và công sức cho khách hàng, các đơn vị chỉ gửi hồ sơ đề nghị thanh toán đến một công chức làm nhiệm vụ KSC của KBNN nơi đơn vị mở tài khoản (bao gồm cả hồ sơ chi đầu tư và chi thường xuyên) theo đúng quy định “một cửa, một giao dịch viên, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục thu, chi ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực KBNN; đẩy mạnh công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua KBNN, qua đó tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các đơn vị giao dịch, nâng cao chất lượng phục vụ và sự hài lòng của khách hàng.
Quy trình KSC NSNN qua KBNN theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát. Đồng thời, phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị, cá nhân có liên quan. Đặc biệt thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của KBNN cấp trên về kiểm soát, giải ngân các khoản chi NSNN bảo đảm chặt chẽ, kịp thời, đúng chế độ quy định cũng như tăng cường phối hợp với các đơn vị có liên quan kịp thời giải quyết các vướng mắc trong việc thực hiện và thanh toán vốn đầu tư công, nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân và thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo đúng quy định của pháp luật. Với mục tiêu cải cách hành chính, giảm bớt đầu mối làm việc, nâng cao và cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, tích cực triển khai các dự án cải cách, hiện đại hóa đã góp phần tập trung nhanh, đầy đủ các khoản thu của NSNN, đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu
chi tiêu của NSNN.
Bảng 2.18. Thời gian xử lý hồ sơ kiểm soát chi
(Đơn vị: ngày) Năm Số lượng hồ sơ được KSC qua KBNN Thời gian xử lý hồ sơ trung bình (ngày)
Rút ngắn so với các năm Năm 2016 601 7 - Năm 2017 578 5 2 Năm 2018 636 3 2 Năm 2019 657 3 - Tổng 2472
(Nguồn: Kho bạc nhà nước Hưng Nguyên)
Từ tháng 10/2017, tại KBNN Hưng Nguyên đã tiếp nhận và giải quyết 2472 bộ hồ sơ, chứng từ chi, thời gian xử lý hồ sơ ngày càng nhanh chóng. Năm 2016 là năm chưa tổ chức thực hiện Đề án thời gian xử lý hồ sơ là 7 ngày thì đến năm 2019, đây là năm đã áp dụng Đề án thì thời gian xử lý hồ sơ là 3 ngày, giảm 4 ngày so với năm 2016. Việc giao dịch với khách hàng tại đầu mối là bộ phận KSC luôn đảm bảo thông suốt, các hồ sơ chứng từ được xử lý, giải quyết đảm bảo thời gian quy định. Đó là sự nỗ lực, cố gắng rất lơn của công chức KBNN cấp huyện trong điều kiện quy trình thống nhất đầu mối KSC có khá nhiều bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện tại KBNN cơ sở.
- Số biên bản xử phạt hành chính so với giai đoạn trước khi thực hiện Đề án
Cán bộ kiểm soát chi KBNN Hưng Nguyên phát hiện các hành vi sai phạm theo quy định, cán bộ kiểm soát chi các khoản chi NSNN lập thông báo từ chối thanh toán, chi trả đối với các khoản chi nêu trên theo chế độ quy định (sau đây gọi chung là thông báo từ chối chi); đồng thời, phải kịp thời lập biên bản VPHC và gửi hồ sơ xử phạt VPHC đến người có thẩm quyền xử phạt để ra quyết định xử phạt VPHC. (Biên bản phải được lập theo đúng quy định tại Mẫu Biên bản số 01 kèm theo Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ) Sau khi có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các đơn vị SDNS, KBNN Hưng nguyên phải có trách nhiệm đôn đốc đơn vị SDNS thi hành quyết định xử phạt VPHC. Đối với mỗi vụ việc VPHC, KBNN Hưng Nguyên phát hiện hành vi VPHC
và lập biên bản VPHC có trách nhiệm lưu giữ Biên bản xử phạt VPHC; Quyết định xử phạt VPHC; thông báo từ chối chi và bản chính các tài liệu, giấy tờ có liên quan.
Bảng 2.19. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với các khoản chi
TT Nội dung Đơn vị
tính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Số biên bản xử phạt đã thực hiện Biên bản 21 21 19 24 2 Số tiền đã xử phạt Triệu đồng 19 15 12,5 10
(Nguồn: Kho bạc nhà nước huyện Hưng Nguyên)
Trong năm 2019 thực hiện việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực Kho bạc, KBNN Hưng Nguyên đã thực hiện lập được 24 biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp vi phạm theo quy định, đã nộp vào ngân sách nhà nước nhà nước số tiền là 10 triệu đồng. Các trường hợp vi phạm chủ yếu là phạt cảnh cáo. Qua thời gian thực hiện hoạt động xử phạt vi phạm hành chính bước đầu có hiệu quả: đã tạo được áp lực đáng kể cho các đơn vị SDNS trong việc kiểm tra hồ sơ thanh toán trước khi giao dịch với Kho bạc, đưa công tác đối chiếu đi vào nề nếp; Quan tâm quản lý cam kết chi, hợp đồng kinh tế, kỷ luật tài khóa; KBNN Hưng Nguyên đã từng bước kiện toàn quy trình xử lý công việc trong xử phạt vi phạm hành chính
Bảng dưới đây thể hiện kết quả khảo sát của tác giả đối với 72 cán bộ có liên quan về thực trạng thực hiện Đề án (Gồm 12 CB KBNN và 60 CB đại diện cho 60 đơn vị sử dụng NSNN)
Bảng 2.20. Kết quả khảo sát về kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Đề án
thống nhất đầu mối kiểm soát chi ngân sách nhà nước nhà nước tại KBNN Hưng Nguyên
STT Nội dung Số người đồng ý Tỷ lệ
(%) I Hình thức kiểm soát Đề án 1 Đánh giá yếu 1 1,39 2 Đánh giá trung bình 1 1,39 3 Đánh giá khá 14 19,44 4 Đánh giá tốt 56 77,78
II Nội dung kiểm soát thực hiền Đề án
1 Đánh giá yếu 1 1,39
2 Đánh giá trung bình 1 1,39
3 Đánh giá khá 13 18,06
4 Đánh giá tốt 57 79,16
Nguồn Kết quả điều tra của tác giả
- Về hình thức kiểm soát Đề án: Trong số 72 CB được hỏi, thì có 1 người đánh giá yếu (1,39%), 1 người đánh giá trung bình (1,39%), 14 người đánh giá khá (19,44 %) và 56 người đánh giá tốt (77,78%).
- Về Nội dung kiểm soát thực hiền Đề án: Trong số 72 CB được hỏi, thì có 1 người đánh giá yếu (1,39%), 1 người đánh giá trung bình (1,39%), 13 người đánh giá khá ( 18,06 %) và 57 người đánh giá tốt (79,16%).
Như vậy qua số liệu điều tra cho thấy, trong tất cả nội dung cho công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Đề án vẫn chưa được đánh giá cao, vẫn còn ý kiến cho rằng công tác này còn yếu kém, chưa đạt yêu cầu.