Hoàn thiện kiểm soát thực hiện Đề án thống nhất đầu mối kiểm soát ch

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THỐNG NHẤT ĐẦU MỐI KIỂM SOÁT CHI CÁC KHOẢN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HƯNG NGUYÊN TỈNH NGHỆ AN (Trang 105 - 107)

soát chi các khoản chi NSNN tại Kho bạc nhà nước Hưng Nguyên

Thực hiện công khai đầy đủ bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực KBNN trên cổng thông tin điện tử và tại trụ sở của KBNN Hưng Nguyên, thường xuyên cập nhật những thay đổi theo các quyết định của Bộ Tài chính để các tổ chức, cá nhân thực hiện và giám sát quá trình thực hiện.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát là một nội dung quan trọng trong quản lý Nhà nước, đặc biệt trong quản lý tài chính. Theo định hướng phát triển, việc quản lý NSNN chủ yếu sẽ trao quyền tự chủ cho đơn vị sử dụng NSNN, KSC theo kết quả thực hiện nhiệm vụ. Do vậy, công tác kiểm tra, giám sát lại càng đặc biệt quan trọng.

Một trong những nhiệm vụ của KBNN là công tác thanh tra chuyên ngành. Đây là nhiệm vụ hoàn thiện chức năng KSC của KBNN. Thông qua công tác thanh tra chuyên ngành sẽ tăng cường vai trò của KBNN trong quản lý NSNN, nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện pháp luật về KSC và quản lý tài chính tại các đơn vị sử dụng NSNN và của KBNN.

Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ trong hệ thống KBNN để ngăn chặn, chấn chỉnh kịp thời những hành vi, những biểu hiện chưa đúng quy trình, chế độ quy định. Thông qua công tác kiểm tra nội bộ để có đánh giá những kết quả đã làm được và những hạn chế của từng KBNN trực thuộc, từng lĩnh vực nghiệp vụ, là kênh thông tin quan trọng để đánh giá công chức hàng năm và khi thực hiện công tác cán bộ. Công tác thanh tra, kiểm tra còn giúp cho lãnh đạo các cấp có những

điều chỉnh kịp thời về chế độ, chính sách, quy trình nghiệp vụ KSC.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát là một dung quan trọng trong quản lý Nhà nước, đặc biệt trong quản lý tài chính. Theo định hướng phát triển, việc quản lý NSNN chủ yếu sẽ trao quyền tự chủ cho đơn vị sử dụng NSNN, KSC theo kết quả thực hiện nhiệm vụ. Do vậy, công tác kiểm tra, giám sát lại càng đặc biệt quan trọng.

Cùng với công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ cần xây dựng hệ thống, chương trình ứng dụng thực hiện giám sát thông qua các báo cáo tài chính từ hệ thống TABMIS và các chương trình ứng dụng. Việc giám sát sẽ có những thông tin kịp thời để phối hợp xử lý những khoản chi tiêu NSNN chưa đúng quy định. Từ đó KBNN phối hợp với cơ quan tài chính, đơn vị sử dụng NSNN điều chỉnh, bổ sung theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, có cơ chế tăng cường sự giám sát việc thực thi công vụ của công chức KBNN. Thực hiện định kỳ hàng năm, tổ chức lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của các tổ chức, cá nhân giao dịch với KBNN

Đồng thời, có cơ chế tăng cường sự giám sát việc thực thi công vụ của công chức KBNN. Thực hiện định kỳ hàng năm, tổ chức lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của các tổ chức, cá nhân giao dịch với KBNN

* Nâng cao hiệu quả xử phạt VPHC

KSC là một hoạt động nghiệp vụ quan trọng trong hệ thống Kho bạc nhà nước, đây là một hoạt động cực kỳ khó khăn và nhạy cảm. Việc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với các nội dung xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN có tác dụng thúc đẩy tinh thần trách nhiệm của chủ tài khoản và kế toán của đơn vị trong việc tiếp nhận, sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả đảm bảo đúng mục đích, đối tượng, chế độ định mức nhà nước ban hành, đặc biệt là không để tình trạng lợi dụng, xâm tiêu kinh phí do tạm ứng kéo dài nhiều năm nhưng không có biện pháp khắc phục. Bên cạnh đó, đối với cán bộ KBNN việc áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN sẽ góp phần nâng cao trình độ, năng lực nghiệp vụ và trách nhiệm nghề nghiệp khi thực thi công vụ đồng thời khẳng định vị trí và vai trò ngày càng to lớn của KBNN trong hoạt động tài chính

ngân sách nhà nước của quốc gia. Do đó, cần có những biện pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN như sau: - Chỉ đạo công tác triển khai, tuyên truyền đến từng cán bộ công chức, các đơn vị dự toán, chủ đầu tư .. về các quy định xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 192/2013/NĐ-CP ngày 21/1/2013 quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước. - Cần quy định chế độ giám sát công tác xử phạt vi phạm hành chính tại đơn vị nhằm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai sót trong thực hiện xử phạt, tổng hợp các vấn đề có liên quan đến chế độ để điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THỐNG NHẤT ĐẦU MỐI KIỂM SOÁT CHI CÁC KHOẢN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HƯNG NGUYÊN TỈNH NGHỆ AN (Trang 105 - 107)