Đề nghị KBNN nghiên cứu nâng cấp, tích hợp các chương trình ứng dụng của KBNN và có sự giao diện, kết nối giữa các chương trình để tránh việc cũng 01 loại dữ liệu phải nhập nhiều lần trên các chương trình ứng dụng khác nhau.
Đề nghị KBNN nghiên cứu xây dựng khung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, KSC, công nghệ thông tin cho công chức KBNN cấp huyện (Cẩm nang nghiệp vụ) để công chức KBNN cấp huyện có thể tự đào tạo, bồi dưỡng hoặc KBNN cấp tỉnh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho công chức KBNN cấp huyện.
Tích cực tham gia sửa đổi, bổ sung các chế độ, tiêu chuẩn, định mức và phương thức quản lý, KSC NSNN có nhiều vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện tại KBNN cấp huyện.
Về phương thức quản lý chi NSNN: Triệt để thực hiện phương thức cấp phát theo dự toán được duyệt qua KBNN, giảm dần và tiến tới chấm dứt việc cấp phát NSNN qua Lệnh chi tiền để đảm bào thực hiện đầy đủ chức năng KSC NSNN của KBNN. Mở rộng phạm vi, đối tượng thực hiện phương thức cấp phát NSNN theo dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phương thức quản lý và KSC NSNN đối với đơn vị thực hiện khoán biên chế và chi phí quản lý hành chính; đơn vị sự nghiệp có thu; quản lý cấp phát NSNN theo kết quả thực hiện nhiệm vụ của công việc,… Sự kết hợp giữa cấp phát, KSC theo dự toán và khoán chi sẽ ngày càng nhuần nhuyễn hơn, tạo cơ chế quản lý NSNN theo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Một số chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi đã được sửa đổi, bổ sung,nhưng xét về tổng thể thì hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN còn chưa đồng bộ, nhiều định mức đã lạc hậu, không còn phù hợp với hiện tại, thậm chí có lĩnh vực chi chưa xác định được mức chi tiêu. Tình trạng này dẫn đến việc lập, duyệt dự toán không có căn cứ chắc chắn; tình trạng nội dung chi khác, chi dự phòng trong dự toán được duyệt diễn ra khá phổ biến dẫn đến KBNN thiếu căn cứ để KSC; đơn vị dự toán thường phải tìm cách để hợp pháp hoá các khoản chi cho phù hợp với những tiêu chuẩn, định mức đã lạc hậu, nên dễ vi phạm kỷ luật tài chính. Mặt khác một số chế độ, chính sách của Nhà nước về chi NSNN còn chưa phù hợp, đặc biệt là đối với các chính sách đầu tư cho các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều khó khăn và nghèo đói.
Tham gia sửa đổi thống nhất hồ sơ thủ tục KSC qua KBNN giữa chi đầu tư và chi thường xuyên theo hướng đơn giản, rõ ràng trách nhiệm của các chủ thể tham gia sử dụng và quản lý NSNN. Có thống nhất thủ tục KSC qua KBNN thì khi áp dụng các chương trình ứng dụng trong công tác KSC mới thuận lợi và hiệu quả.
Tham gia sửa đổi các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN, đồng bộ từ quy định thủ tục hành chính đến các hành vi vi phạm, quy trình lập biên bản và ban hành quyết định xử phạt, lưu trữ hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, …
3.3.3. Kiến nghị đối với đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước
Phải chấp hành nghiêm chỉnh thời gian lập, phân bổ dự toán và chấp hành dự toán ngân sách nhà nước xã theo quy định của Luật NSNN. Phải chấp hành đúng các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức do Nhà nước quy định. Cần quan tâm, đào tạo bồi dưỡng, tuyển chọn những người có trình độ, có năng lực để đảm nhiệm công tác kế toán của đơn vị. Thường xuyên phối hợp tốt hơn nữa với Kho bạc trong việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện những vấn đề liên quan đến chi Ngân sách nhà nước xã.
KẾT LUẬN
Để trả lời câu hỏi nghiên cứu chính của luận văn là KBNN cần có những giải pháp gì để hoàn thiện công tác kiểm soát chi các khoản chi NSNN trong điều kiện triển khai Đề án Thống nhất đầu mối kiểm soát chi qua KBNN. Luận văn đã phân tích và đánh giá thực trạng về công tác kiểm soát chi các khoản chi NSNN và việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi các khoản chi NSNN tại KBNN trước và sau khi triển khai Đề án thống nhất đầu mối kiểm soát chi qua KBNN. Luận văn đã đánh giá được thành công và hạn chế của công tác kiểm soát chi trong cả hai giai đoạn đặc biệt là sau khi triển khai Đề án về các mặt như: hoạt động lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá công tác kiểm soát chi các khoản chi NSNN.
Trên cơ sở đó luận văn đã đề xuất một số giải pháp cơ bản để hoàn thiện công tác kiểm soát chi các khoản chi NSNN trong điều kiện triển khai Đề án Thống nhất đầu mối kiểm soát chi qua KBNN bao gồm các giải pháp ứng dụng công công nghệ thông tin vào hoạt động lập kế hoạch; thu gọn đầu mối đối với mô hình tổ chức, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ tổ chức thực hiện; cải cách cơ chế chính sách theo hướng đồng bộ chuẩn hóa giảm bớt hồ sơ chứng từ nhằm phục vụ cho mô hình kiểm soát chi điện tử đồng thời đẩy mạnh thanh tra chuyên ngành nhằm phát hiện những sai phạm cũng như những kẽ hở của cơ chế chính sách qua đó hoàn thiện đồng thời đánh giá mức độ tín nhiệm và thực hiện phân loại đơn vị để thực hiện kiểm soát chi; góp phần thực hiện thành công mục tiêu của Hệ thống KBNN đến năm 2030, trong đó kiểm soát chi các khoản chi NSNN được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử./.
1. Các báo cáo tổng kết hoạt động Kho bạc nhà nước huyện Hưng Nguyên các năm từ 2017-2019, Kho bạc nhà nước huyện Hưng Nguyên.
2. Đặng Văn Du-Bùi Tiến Hanh (2010), Giáo trình quản lý chi ngân sách nhà nước nhà nước, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
3. Luật ngân sách nhà nước nhà nước số 83/2015/QH13, Quốc hội ban hành ngày 25 tháng 06 năm 2015.
4. Nghị định số 163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật ngân sách nhà nước nhà nước, Chính phủ ban hành ngày 21/12/2016.
5. Nghị định số 192/2013/NĐ-CP quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; KBNN, Chính phủ ban hành ngày 21/11/2013Thông tư số 13/2017/TT-BTC quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc nhà nước, Bộ Tài chính ban hành 15/02/2017.
6. Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Kho bạc nhà nước đến năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 21/8/2007. 7. Quyết định số 4377/QĐ-KBNN ban hành quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu
mối kiểm soát các khoản chi NSNN qua KBNN, Kho bạc nhà nước ban hành ngày 15/9/2017.
8. Quyết định số 450/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược Tài chính đến năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 18/4/2012.
9. Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị, Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 31/12/2017.
10. Thông tư số 77/2017/TT-BTC về việc hướng dẫn Chế độ kế toán Ngân sách nhà nước nhà nước và hoạt động nghiệp vụ KBNN, Bộ Tài chính ban hành ngày 28/07/2017.
KBNN đến 2020; Quyết định số 739/QĐ-BTC ngày 11/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục các đề án và cơ chế chính sách thực hiện Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020.
12. Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/03/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
13. Nguyễn Hồng Hà (2013), Đổi mới phương thức cấp phát ngân sách nhà nước gắn với kết quả đầu ra, Tạp chí Tài chính số 10-2013.
14. Trần Thị Lan Hương (2015), Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước của một số nước, Cổng thông tin điện tử của Viện chiến lược và chính sách tài chính - Bộ Tài chính, truy cập ngày 12/4/2018,
TẠI KBNN HƯNG NGUYÊN NGHỆ AN
Để phục vụ cho đề tài “Tổ chức thực hiện Đề án thống nhất đầu mối kiểm soát chi các khoản chi NSNN tại KBNN Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An”.
Kính mong đồng chí bớt chút thời gian cho ý kiến đánh giá trong phiếu điều tra sau. Những thông tin đồng chí cung cấp chỉ phục vụ vào mục đích nghiên cứu cho luận văn này.
I.Thông tin người được khảo sát Họ và tên:
Năm sinh Địa chị:
Đơn vị công tác: Chức vụ hiện tại: II.Thông tin khảo sát
Câu 1: Đồng chí vui lòng tích vào câu trả lời mà đồng chí lựa chọn tại bảng câu hỏi sau:
TT Tiêu chí
Kết quả đánh giá
Yếu Trung
bình Khá Tốt
I Công tác chuẩn bị triển khai Đề án thống nhất đầu mối kiểm soát chi ngân sách nhà nước nhà nướctại KBNN Hưng Nguyên
1 Cơ cấu tổ chức của bộ máy thực hiện Đề án hợp lý
2 Năng lực của đội ngũ cán bộ thực hiện Đề án
3 Chất lượng công tác lập kế hoạch kiểm soát chi các khoản chi NSNN 4 Chất lượng công tác tập huấn cán
bộ thực hiện
1 Công tác truyền thông và tư vấn Đề án
2 Công tác sử dụng ngân sách nhà nước triển khai thực hiện Đề án 3 Sự phối hợp giữa các phòng ban
của huyện trong thực hiện Đề án
III Công tác kiểm soát thực hiện Đề án thống nhất đầu mối kiểm soát chi ngân sách nhà nước nhà nướctại KBNN Hưng Nguyên
1 Hình thức kiểm soát Đề án
2 i dung kiểm soát thực hiền Đề án
Câu 2: Đồng chí có đóng góp thêm ý kiến nào khác nữa về công tác Tổ chức thực hiện Đề án thống nhất đầu mối kiểm soát chi các khoản chi NSNN tại KBNN Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An không?