Thị trường tiêu thụ và khả năng cạnh tranh

Một phần của tài liệu 02. De an kem theo (Trang 26 - 29)

Được đánh giá là loại vật liệu có nhiều ưu điểm, với nhiều những chính sách khích lệ, hỗ trợ nhất định, nhưng vật liệu xây không nung (chủ yếu là gạch không nung) trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ và tìm thị trường cho sản phẩm, các cơ sở sản xuất thu công chất lượng sản phẩm thấp phát triển tràn lan đã ảnh hưởng đến tâm lý của người tiêu dùng.

Nam Định không có sẵn nguồn nguyên liệu tại chỗ để phục vụ sản xuất gạch không nung như các địa phương lân cận như Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ninh, dẫn đến giá thành sản phẩm gạch không nung sản xuất trong tỉnh cao hơn giá thành gạch không nung nhập trực tiếp từ địa phương khác. Điều này thể hiện rõ ở việc, các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh chỉ phát huy

được khoảng 50% năng lực sản xuất. Hiện tại, sản phẩm gạch không nung trên địa bàn tỉnh phần lớn là cung cấp cho công trình xây, dự án xây dựng vốn ngân sách Nhà nước; các công trình dân sinh chỉ chiếm tỷ lệ từ 15 - 20%.

Nói về nguyên nhân gạch không nung vẫn chưa được người dân tin dùng, phần nhiều do tâm lý tin dùng gạch truyền thống lâu nay của người dân, chưa chịu tiếp cận những đặc tính ưu việt của loại vật liệu mới.

Ngoài ra, trên thị trường hiện có nhiều loại gạch không nung sản xuất từ những công nghệ, dây chuyền thủ công, sản phẩm kém chất lượng làm ảnh hưởng uy tín, niềm tin của người dân vào gạch không nung

Do vậy để có thể khuyến khích các cơ sở sản xuất trong tỉnh đầu tư cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, tỉnh cần có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng trong tỉnh sử dụng vật liệu địa phương để thi công, bên cạnh đó, cần giám sát chặt chẽ sản phẩm đưa vào công trình, tránh tình trạng đưa sản phẩm gạch không nung không đủ tiêu chuẩn chất lượng vào thi công xây dựng gây ra những quan điểm không chính xác đối với việc sử dụng vật liệu xây không nung.

2.2.4. Công nghệ sản xuất

Gạch không nung được sản xuất từ hỗn hợp với thành phần chính là xi măng (8-12%), cát, đá mạt, nước và các loại phụ gia. Sau khi được tạo hình trong khuôn bằng thiết bị ép tĩnh hoặc rung - ép, sản phẩm gạch được đưa đi bảo dưỡng để đạt cường độ xuất xường.

Dựa theo công nghệ tạo hình, có thể phân chia công nghệ sản xuất gạch bê tông thành 02 loại như sau: Tạo hình rung - ép; Tạo hình ép tĩnh.

Gạch bê tông sản xuất theo công nghệ rung - ép thường được áp dụng phổ biến, có quy mô công suất lớn hơn, mức độ tự động hóa cao hơn, tuy nhiên sản phẩm thường có nhược điểm không đạt chỉ tiêu độ chống thấm, nếu thiếu các nguyên liệu mịn (cát, tro bay, bột đá) trong thành phần hoặc lực rung, ép không đủ;…

Gạch bê tông sản xuất theo công nghệ ép tĩnh, chất lượng gạch cao hơn về độ chống thấm nước, có mỹ quan hơn, tuy nhiên có nhược điểm là công suất nhỏ, giá thành sản xuất cao, trát vữa khó bám…

Hình 3: Sơ đồ công nghệ sản xuất gạch không nung (XMCL)

Hiện nay dây chuyền thiết bị sản xuất gạch bê tông trong nước đã làm chủ hoàn toàn, hàng chục công ty ở Việt Nam có thể sản xuất và cung ứng các dây chuyền sản xuất gạch bê tông. Một vài công ty có khả năng thiết kế chế tạo các dây chuyền sản xuất với công suất đến 40 triệu viên/năm.

Các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Nam Định sử dụng chủ yếu là công nghệ rung – ép, tùy vào mức độ đầu tư, quy mô công suất mà mức độ cơ giới hóa, tự động hóa của các dây chuyền cũng khác nhau. Trên địa bàn tỉnh Nam Định có các các loại hình công nghệ sản xuất gạch không nung như sau:

- Sản xuất gạch không nung thủ công: Các cơ sở sản xuất loại này chỉ đầu tư máy tạo hình, còn các công đoạn khác như phối trộn nguyên liệu, vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm hoàn toàn bằng thủ công. Nguyên liệu đá mạt, cát, xi măng mua trên thị trường; chất lượng sản phẩm thấp, không đồng đều... Loại hình này chủ yếu của các hộ gia đình sản xuất tự cung, tự cấp.

- Sản xuất gạch không nung có cơ giới: Loại hình này cao hơn loại hình trên, các cơ sở sản xuất đầu tư hai thiết bị chính là máy trộn nguyên liệu và máy tạo hình, còn các công đoạn khác vẫn thực hiện thủ công. Loại hình này hiện đang được đầu tư nhiều nhất trên địa bàn tỉnh Nam Định. Chất lượng gạch đã khá hơn loại hình trên, tuy nhiên năng suất và chất lượng vẫn còn thấp, sự ổn định kém.

- Sản xuất gạch không nung bán cơ giới: Các cơ sở này đã đầu tư thiết bị vận chuyển, thiết bị phối trộn nguyên vật liệu và thiết bị tạo hình. Vận chuyển, xếp dỡ sản phẩm vẫn còn thủ công. Nói chung chất lượng sản phẩm của loại hình này đã cao hơn loại trên, đảm bảo được yêu cầu về chất lượng. Quy mô sản xuất này thường có CSTK từ 5 - 10 triệu viên/năm.

- Sản xuất gạch không nung cơ giới hóa: Đây là dây chuyền thiết bị đồng bộ, mức độ cơ giới hóa cao, có nhiều khâu đã được tự động hóa. Chất lượng sản phẩm tốt, ổn định, hình thức đẹp; năng suất cao. Hiện tại trên địa bàn tỉnh Nam Định đã có một vài cơ sở đầu tư dây chuyền quy mô này; quy mô CSTK của các dây chuyền này từ 10-20 triệu viên/năm trở lên.

- Theo kết quả điều tra khảo sát của Viện Vật liệu xây dựng và Sở Xây dựng, hiện nay đa số các cơ sở sản xuất gạch không nung trên địa bàn tỉnh đều đầu tư thiết bị dây chuyền công nghệ chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc và Việt Nam, mức độ tự động hóa chỉ ở mức trung bình. Bên cạnh đó, còn một số cơ sở sản xuất tại các thôn, xóm với quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu sử dụng lao động thủ công mặt khác nhiều cơ sở gạch block bê tông thiết bị đã quá cũ, mỗi cơ sở chỉ có 1 máy ép cơ khí TB8 (8 viên/lần ép) và 1 máy trộn 250 lít, còn lại các công đoạn khác đều làm thủ công, năng suất lao động thấp (1500 - 3000 viên/ngày, lao động 3 người/ca).

Một phần của tài liệu 02. De an kem theo (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)