Định hướng phát triển mạng lưới đô thị

Một phần của tài liệu 02. De an kem theo (Trang 78 - 79)

- Địa hình và khí hậu:

b. Định hướng phát triển mạng lưới đô thị

Với mục tiêu từng bước đầu tư xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới đô thị trên địa bàn tỉnh theo từng giai đoạn phát triển, đảm bảo nâng cao chất lượng, diện mạo kiến trúc cảnh quan đô thị theo hướng hiện đại, văn minh, bền vững và giữ gìn những giá trị, bản sắc văn hóa vùng miền của mỗi đô thị, Quyết định số 421/QĐ-TTg ngày 24/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch phân loại đô thị Quốc gia Theo quy hoạch thì đến năm 2025 toàn tỉnh sẽ có 14 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại I là Thành phố Nam Định là: thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu; thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng; thị trấn Quất Lâm mở rộng, huyện Giao Thủy và thị trấn Yên Định, huyện Hải Hậu; 9 đô thị loại V gồm: thị trấn Mỹ Lộc, huyện Mỹ Lộc; thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh; thị trấn Xuân Trường, huyện Xuân Trường; thị trấn Lâm, huyện Ý Yên; Đô thị mới dự kiến hình thành tại khu vực 4 xã Yên Bằng, Yên Quang, Yên Hồng, Yên Tiến, huyện Ý Yên; Đô thị mới: Đại Đồng, huyện Giao Thủy; Xuân Ninh, huyện Xuân Trường; Trung Thành, huyện Vụ Bản;

Đồng Sơn, huyện Nam Trực. Năm 2030, thành phố Nam Định là đô thị loại I và được mở rộng địa giới hành chính (thêm huyện Mỹ Lộc, 5 xã của huyện Nam Trực và 3 xã của huyện Vụ Bản); Thị trấn Thịnh Long huyện Hải Hậu và thị trấn Rạng Đông huyện Nghĩa Hưng sẽ mở rộng và phát triển lên đô thị loại III; thị trấn Quất Lâm mở rộng, huyện Giao Thủy, thị trấn Yên Định, huyện Hải Hậu, thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh; thị trấn Xuân Trường, huyện Xuân Trường và đô thị mới dự kiến hình thành tại khu vực 4 xã Yên Bằng, Yên Quang, Yên Hồng, Yên Tiến, huyện Ý Yên sẽ là đô thị loại V, đô thị mới: Đại Đồng, huyện Giao Thủy; Xuân Ninh, huyện Xuân Trường; Trung Thành, huyện Vụ Bản; Đồng Sơn, huyện Nam Trực; đô thị mới Xuân Hồng, huyện Xuân Trường; Hải Phú, Hải Đông, huyện Hải Hậu; Trực Nội, huyện Trực Ninh; Bo Yên Chính, huyện Ý Yên; Nghĩa Minh, huyện Nghĩa Hưng là các đô thị loại V. Quy hoạch là công cụ quan trọng của công tác quản lý Nhà nước, là khung pháp lý cho việc đầu tư phát triển các lĩnh vực, đồng thời là cơ sở để các cấp, ngành lập kế hoạch xây dựng những chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, giải phóng các tiềm năng, thế mạnh, đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư nhằm tạo nền tảng, cơ sở để thực hiện tốt các chiến lược phát triển trong tương lai.

Một phần của tài liệu 02. De an kem theo (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)