Một số giải pháp chính để thực hiện đề án

Một phần của tài liệu 02. De an kem theo (Trang 135 - 139)

1. Giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách

- Phổ biến rộng rãi Đề án phát triển vật liệu xây dựng của tỉnh cho các ngành, các cấp chính quyền, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh biết, hiểu rõ nội dung đề án và thực hiện.

- Có chính sách khuyến khích đầu tư công nghệ mới trong lĩnh vực thăm dò, khai thác, chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng. Đầu tư sản xuất lớn với quy mô công nghệ để từng bước loại bỏ tình trạng khai thác, chế biến thủ công nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên và bảo vệ cảnh quan môi trường.

- Nghiên cứu bố trí các khoản mục trong vốn đầu tư của tỉnh để đầu tư thăm dò, khảo sát điều tra cơ bản các mỏ có triển vọng, từ đó có thể thu hút đầu tư hoặc tổ chức đấu thầu khai thác để thu hồi vốn.

- Xây dựng cơ chế chính sách, sửa đổi, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng khuyến khích đầu tư mới, đầu tư nâng cấp, chuyển đổi công nghệ sản xuất VLXD theo hướng gia tăng năng suất, chất lượng; sử dụng tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; nâng cao tỷ lệ sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu tái chế từ phế thải công nghiệp, nông

nghiệp, rác thải sinh hoạt; giảm lượng phát thải để bảo vệ môi trường. Hạn chế, tiến tới dừng các hoạt động sản xuất VLXD sử dụng không hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường.

- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực VLXD. Khuyến khích và tạo điều kiện về chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, đầu tư sản xuất VLXD tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường;

- Đổi mới, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật địa phương với sản xuất VLXD (nếu cần thiết).

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuê đất, mặt bằng sản xuất; đơn giản hoá các thủ tục cho vay; hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng KHCN nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh; quan tâm đào tạo và phát triển lao động có kỹ thuật cao.

2. Giải pháp về khoa học công nghệ

Hoạt động khoa học công nghệ trong lĩnh vực sản xuất VLXD cần tập trung vào giải quyết những khó khăn trong sản xuất và áp dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất để kịp thời hòa nhập với trình độ khoa học kỹ thuật cao trên thế giới. Ngoài ra, trong hoạt động khoa học công nghệ cần quan tâm tới công tác tuyên truyền, thông tin về những kinh nghiệm trong sản xuất VLXD trong từng doanh nghiệp, cụ thể:

- Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới, sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu thay thế (tro xỉ nhiệt điện) giảm tiêu hao năng lượng, nâng cao năng suất chất lượng giảm giá thành, để phù hợp với công nghệ thi công xây dựng hiện đại, giá thành công trình xây dựng.

- Nghiên cứu, chế tạo thiết bị cơ khí, sản xuất thiết bị, phụ tùng thay thế, nâng cao tỉ lệ nội địa hóa, tăng cường ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất vật liệu xây dựng.

- Nghiên cứu giải quyết vấn đề công nghệ lạc hậu, năng suất, chất lượng sản phẩm kém ô nhiễm môi trường. Nhanh chóng áp dụng kỹ thuật tiến bộ, khoa học công nghệ cao trên thế giới, đáp ứng yêu cầu năng suất, chất lượng phát triển bền vững.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư mới, thay đổi công nghệ sản xuất VLXD công nghệ cao, đặc biệt là sử dụng phế thải công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt và chất thải xây dựng để sản xuất VLXD.

- Khuyến khích doanh nghiệp tham gia hội nghị, hội thảo KHCN quốc tế, hợp tác nghiên cứu khoa học; tham gia các tổ chức về tiêu chuẩn, đo lường, các hiệp hội VLXD để học hỏi, trao đổi các tiến bộ KHCN trong sản xuất các VLXD mới.

3. Giải pháp về nhân lực

- Ngành công nghiệp VLXD Nam Định tiến tới phát triển theo hướng sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, vì vậy đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ KHKT, công nhân lành nghề có trình độ chuyên môn cao, có tay nghề vững vàng, có khả năng ngoại ngữ,.. để nhanh chóng tiếp thu, làm chủ và vận hành được các dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến. Vì vậy, công tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Hiện tại, lực lượng lao động sản xuất VLXD có tay nghề cao, được đào tạo bài bản còn chưa đủ, đa số mới tập trung ở một số lĩnh vực như sứ vệ sinh, gạch ốp lát,..do vậy, trong giai đoạn tới đào tạo nghề phải tăng nhanh về quy mô và chất lượng. Cụ thể như sau:

+ Thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề trong đó chú trọng đào tạo cho người lao động ngay tại các cơ sở sản xuất. Kết hợp đào tạo chuyên môn, kiến thức quản lý kinh tế với bồi dưỡng nhận thức pháp luật, phẩm chất lao động, đạo đức xã hội, ngoại ngữ, quản trị kinh doanh, maketing để chính những người lao động và những sản phẩm họ làm ra có thể hội nhập được với nền kinh tế toàn cầu. Mặt khác các doanh nghiệp cần có chính sách đãi ngộ các cán bộ KHKT và công nhân có tay nghề cao.

+ Tiến hành đào tạo gắn với yêu cầu, mục tiêu của sự phát triển, đảm bảo cho người sau đào tạo có thể sớm phát huy được kiến thức đào tạo trong thực tiễn.

+ Đa dạng hoá và mở rộng các hình thức hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực theo hướng gắn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp.

4. Giải pháp khai thác tài nguyên khoáng sản hiệu quả, tiết kiệm

- Tăng cường công tác điều tra cơ bản đối với các chủng loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng;

- Tổ chức khai thác, chế biến hợp lý và sử dụng khoáng sản, theo phương án bảo vệ khoáng sản trên địa bàn tỉnh để nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm tài nguyên, thực hiện công tác bảo vệ môi trường;

- Thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản, gắn khai thác khoáng sản với chế biến.

- Nghiêm cấm sử dụng đất canh tác nông nghiệp để sản xuất gạch nung, nâng mức phí bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên với việc khai thác đất sét sản xuất gạch.

- Rà soát quy hoạch các khu vực khai thác, bến bãi tập kết VLXD, cơ sở chế biến nguyên liệu đảm bảo cung cấp ổn định về chất lượng, số lượng cho cơ sở sản xuất VLXD.

5. Giải pháp về môi trường

* Đối với công tác quản lý

+ Tăng cường phổ biến rộng rãi các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

+ Thực hiện giám sát công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở khai thác khoáng sản, chế biến nguyên vật liệu, các nhà máy sản xuất VLXD theo đúng quy định; tiến tới áp dụng các phương pháp giám sát hiện đại, tự động, kết nối trực tuyến với cơ quan chức năng quản lý môi trường;

+ Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các cam kết trong đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và an toàn lao động của các cơ sở khai thác nguyên liệu và sản xuất VLXD.

+ Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất không thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

* Đối với công tác khai thác mỏ nguyên liệu

+ Các cơ sở khai thác nguyên liệu cần phải đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại;

+ Có các giải pháp thiết kế mỏ đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường. Trong quá trình khai thác, phải đảm bảo thực hiện theo đúng thiết kế đã được duyệt;

+ Thực hiện việc hoàn nguyên môi trường bằng cách hoàn trả lại mặt bằng đã khai thác, xử lý nước thải, trồng lại thảm thực vật…

* Đối với các nhà máy sản xuất

+ Đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa; sử dụng công nghệ sản xuất sạch, giảm tiêu hao nhiên liệu, năng lượng, tiếng ồn, phát thải bụi, phát thải khí nhà kính trong sản xuất; tận dụng tối đa nhiệt khí thải để sấy, để phát điện, để tăng cường hiệu quả đốt cháy nhiên liệu,...;

+ Xây dựng hệ thống xử lý chất thải, hệ thống quan trắc nước thải, khí thải, bụi thải tự động và kết nối trực tuyến với cơ quan quản lý môi trường tại địa phương theo quy định;

+ Chấp hành nghiêm những quy định về vận chuyển vật liệu, tránh rơi vãi vật liệu trên đường vận chuyển.

6. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước về VLXD

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng; triển khai kịp thời có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý hoạt động khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, nhất là lĩnh vực thăm dò, đầu tư xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản.

- Tăng cường công tác quản lý và công bố giá vật liệu xây dựng đặc biệt là các vật liệu được khai thác, sản xuất từ khoáng sản.

- Đánh giá đầy đủ trữ lượng, chất lượng các vị trí mỏ, giúp các nhà đầu tư lựa chọn phương án và giải pháp công nghệ phù hợp; sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả và bền vững; công bố rộng rãi danh mục tài nguyên các vị trí mỏ đã được dự kiến quy hoạch thăm dò để kêu gọi đầu tư.

- Tăng cường công tác chỉ đạo, tạo điều kiện và định hướng cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư thăm dò, khai thác, khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng; ưu tiên thu hút đầu tư các cơ sở sản xuất, chế biến khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, từng bước loại bỏ tình trạng khai thác, chế biến thủ công nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.

- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát công tác thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Phân công cụ thể chức năng quản lý hoạt động khoáng sản đối với các cấp chính quyền, các ban ngành có liên quan trong lĩnh vực khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng.

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương và gắn vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong quản lý, bảo vệ tài nguyên chưa khai thác trên địa bàn cũng như việc quản lý các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng trái phép trên địa bàn.

Một phần của tài liệu 02. De an kem theo (Trang 135 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)