Cát cửa sông:

Một phần của tài liệu 02. De an kem theo (Trang 89 - 90)

III. Nguồn tài nguyên khoáng sản phục vụ sản xuất VLXD

b. Cát cửa sông:

- Khu vực cửa Ba Lạt (sông Hồng): Thân cát kéo dài dọc theo bờ phải lòng sông đoạn từ cửa sông Vọp ra cửa biển thuộc địa phận huyện Giao Thủy. Cát tạo thành các bãi ngầm nổi dần về phía bờ phải. Diện tích chứa cát có chiều dài 6.556m, chiều rộng từ 160 - 690m, trung bình 370m, chiều dày thân khoáng từ 4,0 - 10,5m, trung bình 5,53m. Cát có nguồn gốc trầm tích sông biển hiện đại thuộc hệ tầng Thái Bình. Thành phần chủ yếu là cát hạt nhỏ đến mịn, màu xám, xám phớt đen có lẫn vảy mi ca và vỏ sò. Theo kết quả phân tích thành phần độ hạt, cơ lý cát cho thấy hàm lượng bùn sét thấp 0 - 9,2%, cát có thể sử dụng làm vật liệu san lấp. Khu vực cấm khai thác tại cửa Ba Lạt có chiều dài 6,6 km, chiều rộng là lòng sông Hồng thuộc địa giới tỉnh Nam Định, diện tích 242 ha, trữ lượng tài nguyên (cấp 333) là 13.318.000 m3

. - Khu vực cửa Đáy (sông Đáy): Thân cát kéo dài dọc theo bờ trái lòng sông đoạn từ cống Ngọc Hùng, xã Nghĩa Hải ra tới cửa biển thuộc xã Nam Điền huyện Nghĩa Hưng. Cát tạo thành bãi ngầm, nổi cao dần về phía bờ trái. Diện tích chứa cát có chiều dài 12.882m, chiều rộng từ 262m - 789m, trung bình 402m, chiều dày thân khoáng 0,8m - 4,4m, trung bình 2,2m. Cát có nguồn gốc trầm tích sông - sông biển hiện đại thuộc hệ tầng Thái Bình. Thành

phần chủ yếu là cát hạt nhỏ đến rất mịn, màu xám, xám sẫm, xám đen có lẫn vảy mi ca và ít vỏ sò hến. Theo kết quả phân tích thành phần độ hạt, cơ lý cát cho thấy hàm lượng bùn sét thấp 0 - 9,2%, cát có thể sử dụng làm vật liệu san lấp. Khu vực cấm khai thác tại Cửa Đáy: Đoạn từ cửa lạch Đầy +300 m xuống phía lạch Tiêu Đôi chiều dài 1 km có diện tích là 31 ha.

Một phần của tài liệu 02. De an kem theo (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)