Cát dải ven bờ biển:

Một phần của tài liệu 02. De an kem theo (Trang 90)

III. Nguồn tài nguyên khoáng sản phục vụ sản xuất VLXD

c. Cát dải ven bờ biển:

Cả 3 khu vực dưới đây tuy đã được khảo sát, đánh giá sơ bộ nhưng thuộc khu vực cấm khai thác có diện tích 9.098 ha.

- Dải cát ven bờ biền huyện Nghĩa Hưng: Thân khoáng cát kéo dài chạy song song dọc theo đường bờ biển từ khu vực xã Nam Điền đến xã Nghĩa Phúc - huyện Nghĩa Hưng (phía bờ trái Cửa Đáy). Cát tạo thành bãi ngầm, nổi cao dần về phía bờ. Diện tích chứa cát có chiều dài 17.398m, chiều rộng từ 930m - 2070m, trung bình 1.500m, chiều dày thân khoáng 2,7m - 4,1m, trung bình 3,1m. Cát có nguồn gốc trầm tích biển thuộc hệ tầng Thái Bình. Thành phần chủ yếu là cát hạt mịn lẫn sét bột màu xám, xám phớt đen có lẫn vảy mi ca và vỏ sò hến. Theo kết quả phân tích thành phần độ hạt, cơ lý cát cho thấy cát có thể sử dụng làm vật liệu san lấp. Trữ lượng cát khoảng 82.262.000 m3.

- Dải cát ven bờ biển huyện Giao Thủy: Thân khoáng cát là dải cát ven bờ bên ngoài vườn Quốc gia Xuân Thủy. Cát tạo thành bãi ngầm, nổi cao dần về phía bờ. Diện tích chứa cát có chiều dài 18.455m, chiều rộng từ 993,7m - 1803m, trung bình 1.452m, chiều dày thân khoáng 2, 4m - 5,8m, trung bình 3,94m. Cát có nguồn gốc trầm tích biển thuộc hệ tầng Thái Bình. Thành phần chủ yếu là cát hạt mịn lẫn sét bột màu xám, xám phớt đen có lẫn vảy mi ca và vỏ sò hến. Theo kết quả phân tích thành phần độ hạt, cơ lý cát cho thấy cát có thể sử dụng làm vật liệu san lấp. Trữ lượng khoảng 105.907.000 m3

.

- Dải cát ven bờ của các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng: Đặc điểm hình dạng là các dải cát chạy dài dọc theo đường bờ biển từ xã Giao Long - huyện Giao Thủy đến xã Nghĩa Phúc - huyện Nghĩa Hưng có chiều dài khoảng 36 km. Đây là dải cát nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đê kè, đường bờ biển dọc theo các đường kè và hành làng bảo vệ an toàn các bãi bồi ven biển, các công trình thủy lợi, các cầu cống, các bến thuyền, bãi tắm, bến cảng, bến phà và các khu vực có di tích lịch sử văn hóa, danh lang thắng cảnh, khu vực bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, rừng ngập mặn và khu vực đang bị sói lở của 3 huyện ven biển là Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng.

Một phần của tài liệu 02. De an kem theo (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)