Đánh giá chung những thuận lợi và hạn chế đối với việc phát triển sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Một phần của tài liệu 02. De an kem theo (Trang 94 - 97)

triển sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh Nam Định.

- Vị trí của tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, gần thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh; cùng với sự phát triển vượt bậc của thủ đô Hà Nội và các thành phố vệ tinh sẽ tạo thành vùng kinh tế Hà Nội phát triển năng động, dẫn dắt kinh tế của vùng kinh tế phía Bắc và cả nước phát triển.

- Những năm gần đây, tình hình chính trị tỉnh Nam Định ổn định, kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên. Tổng sản phẩm GRDP giai đoạn 2015-2020 tăng bình quân 7,9%/năm, năm 2020 ước gần 80.000 tỷ đồng, cao hơn so với mức tăng bình quân của giai đoạn 2010-2015 (6,2%/năm). Thu hút đầu tư ước đạt 3,5 tỷ USD vốn đầu tư FDI và trên 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước, tăng rất cao so với giai đoạn 2010-2015”.

- Nam Định là tỉnh nằm trên các trục giao thông lớn, quan trọng của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là các tuyến giao thông có vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế và giao thương giữa của các tỉnh phía Bắc và cả nước với bên ngoài đây là điều kiện quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nói chung; Với hệ thống giao thông vận tải đồng bộ, hiện đại đã tạo cho Nam Định có vị trí rất thuận lợi để kết nối với thủ đô Hà Nội, các trung tâm kinh tế và các tỉnh lân cận, rút ngắn khoảng cách và thời gian di chuyển đến sân bay, cảng biển tạo sức hấp dẫn lớn các nhà đầu tư.

- Hoàn thành sớm Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh. Đến 31/07/2019, toàn tỉnh Nam Định có 100% số xã, thị trấn và 10/10 huyện, thành phố được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trở thành một trong hai tỉnh đầu tiên của cả nước hoàn thành xây dựng nông thôn mới, về đích sớm hơn 1,5 năm so với mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XIX đề ra. Điều kiện sống và làm việc của người dân được nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng từ 12,7 triệu đồng/ năm 2010 lên 35 triệu đồng/năm 2015 và 45 triệu đồng/năm 2018, nhiều hoạt động văn hóa truyền thống được khơi dậy và phát huy. Đây cũng là điều kiện thúc đẩy ngành xây dựng phát triển.

- Biên cạnh đó, trong giai đoạn vừa qua Khoa học và công nghệ được ứng dụng mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hàng hóa và xây dựng nông thôn mới, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

- Đồng thời, Nam Định có lực lượng lao động trẻ, dồi dào; số người trong độ tuổi lao động khoảng 1 triệu người, chiếm 60% tổng dân số. Trong

đó lao động có tay nghề, trình độ cao chiếm tỷ trọng lớn; nhiều năm liền tỉnh Nam Định dẫn đầu cả nước về giáo dục - đào tạo, toàn tỉnh có 4 trường đại học, 7 trường cao đẳng và hàng chục trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, mỗi năm đào tạo hàng nghìn kỹ sư, công nhân kỹ thuật tay nghề cao, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của các nhà đầu tư

- Giai đoạn từ nay đến 2030, tỉnh tiếp tục ưu tiên các nguồn lực xây dựng đô thị thông minh và phát triển trung tâm công nghiệp, dịch vụ TP. Nam Định đến năm 2030 cơ bản đạt một số chức năng trung tâm vùng Nam Đồng bằng sông Hồng. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn vốn, đa dạng hóa các hình thức đầu tư; từng bước giảm dần tỷ trọng đầu tư công, tăng vốn đầu tư ngoài ngân sách và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển sản xuất, kinh doanh. Chú trọng nguồn lực xã hội hóa để đẩy mạnh xây dựng đô thị, khu du lịch biển, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, đây được xem là điều kiện thuận lợi cho ngành xây dựng nói chung và ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói riêng.

2. Những hạn chế.

- Là tỉnh có diện tích nhỏ, mật độ dân số lớn, tài nguyên đất đai chủ yếu là đất nông nghiệp nhưng diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp so với cả nước và trong vùng.

- Tài nguyên khoáng sản ít là một hạn chế rất lớn đối với phát triển sản xuất VLXD. Khai thác đất sét sản xuất gạch và khai thác cát là thế mạnh trong sản xuất VLXD ở tỉnh sông có thể dẫn tới nguy cơ ô nhiễm môi trường, các hệ sinh thái bị xuống cấp, khó khắc phục sau này.

- Nguồn nguyên liệu sét gạch ngói không còn nhiều do đã được khai thác đại trà trong thời gian qua. Một số khu mỏ khai thác tuỳ tiện, không đúng kỹ thuật làm cho địa hình thấp trũng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và suy giảm nguồn tài nguyên sét của tỉnh.

- Với vị trí nằm gần các tỉnh có ngành công nghiệp sản xuất VLXD rất phát triển như Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, mặc dù có nhiều thuận lợi về cung ứng sản phẩm, sông sẽ bị cạnh tranh mạnh về thu hút đầu tư và đưa sản phẩm VLXD của tỉnh tiêu thụ ở thị trường lớn là Hà Nội.

- Nguồn nhân lực lao động tuy đông, tỷ lệ lao động cao, tuy nhiên lao động làm việc tại địa phương phần lớn là lao động phổ thông chưa đáp ứng được nhu cầu về trình độ. Đặc biệt trong sản xuất VLXD hầu như đội ngũ chuyên gia, kỹ sư có chuyên môn về VLXD không đáng kể.

Chương 3.

TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH VLXD CẢ NƯỚC, TRONG VÙNG ĐẾN NGÀNH VLXD CỦA TỈNH ĐẾN NGÀNH VLXD CỦA TỈNH

Một phần của tài liệu 02. De an kem theo (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)