Hoàng Văn Khải TDP Nam Phú, Liễu

Một phần của tài liệu 02. De an kem theo (Trang 53 - 55)

II Bê tông thương phẩm m3/h 1 Công ty cổ phần bê tông Việt

5 Hoàng Văn Khải TDP Nam Phú, Liễu

Đề, Huyện Nghĩa Hưng 0,5 1 150 6 01 cơ sở xã Hoành Sơn, huyện

Giao Thủy 7 1 1.200

2.7.2. Công nghệ sản xuất

Sản xuất vôi trong thời gian qua trên cả nước phát triển khá mạnh, song phát triển chủ yếu là tự phát do các hộ tư nhân, doanh nghiệp nhỏ đầu tư sản xuất. Do đầu tư không theo quy hoạch, quy mô đầu tư rất nhỏ lẻ, manh mún với công suất lò tối đa 6.000 tấn/năm (nhỏ hơn 20 tấn/ngày). Công nghệ sản xuất bằng lò đứng thủ công thế hệ cũ, lạc hậu (hầu hết là lò đứng theo mẻ hoặc liên tục) với nhiên liệu sử dụng là than chất lượng thấp và trung bình, kích thước nguyên liệu thường 100 - 250 mm. Các lò đứng này đều được cấp liệu và nhiên liệu theo từng lớp, tiêu hao nhiệt năng lớn (lượng nhiên liệu tiêu tốn khoảng 350 kg than/tấn vôi tương đương 1.750 kcal/kg vôi). Việc vận hành các lò nung vôi thường theo kinh nghiệm, không có thiết bị giám sát và gần như không điều chỉnh được nhiệt độ trong quá trình nung nên chất lượng sản phẩm không đồng đều và không ổn định. Quá trình sản xuất vôi là nung đá vôi (CaCO3) và/hoặc MgCO3 ở nhiệt độ 900-1500°C, đủ để giải phóng CO2 tạo thành ô xít như phản ứng sau:

CaCO3 => CaO + CO2 – Q

(đây là phản ứng thu nhiệt, nhiệt lượng lý thuyết để phân hủy 1 mol CaCO3 cần nhiệt lượng 178,2kJ; tương ứng 760 kcal/kg vôi).

Sản phẩm CaO sau khi nung thường được gia công đập nhỏ, nghiền mịn và/ hoặc sàng phân loại trước khi vận chuyển tới silo chứa. Từ silo, vôi sẽ được cung ứng đến người tiêu dùng dưới dạng vôi bột hoặc cục hoặc vôi nước (sữa vôi).

Quá trình sản xuất vôi bao gồm các bước cơ bản sau: - Gia công và chuẩn bị nguyên liệu

- Lựa chọn và chuẩn bị nhiên liệu - Nung vôi

- Gia công vôi

2.7.3. Nguyên, nhiên liệu và năng lượng

- Nguyên liệu sử dụng cho sản xuất vôi là đá vôi và đá vôi đôlômit có chất lượng cao. Để sản xuất 1 tấn vôi cần khoảng 2 tấn đá nguyên liệu.

- Các chỉ tiêu tiêu hao về nhiên liệu và năng lượng trung bình của các nhà máy sản xuất vôi trên cả nước: Chỉ số tiêu hao về nhiệt khoảng: 840 – 950 kcal/kg vôi (đối với lò đứng); Chỉ số tiêu hao về điện khoảng: 15 - 50 kwh/tấn sản phẩm (đối với lò đứng). Đối với các nhà máy sản xuất vôi tại Nam Định (hiện tại vôi được sản xuất bằng lò đứng thủ công liên hoàn, hoặc gián đoạn), chỉ tiêu tiên hao nhiệt khoảng 1800 kcal/kg vôi và tiêu hao điện

khoảng 51 kwh/tấn vôi. Như vậy, chỉ tiêu tiêu hao nhiệt của các lò nung vôi tại Thanh Hóa đang cao hơn rất nhiều so với trung bình ngành, chỉ tiêu tiêu thụ điện thấp là do sử dụng nhân công thay thế máy móc nhiều.

2.7.4. Công tác bảo vệ môi trường

Vôi là một lĩnh vực sản xuất có ảnh hưởng rõ rệt đến môi trường, mà chủ yếu là môi trường không khí.

+ Bụi từ các cơ sở sản xuất vôi được phát sinh trong quá trình vận chuyển, tháo dỡ nguyên, nhiên liệu, nghiền sàng, phối trộn nguyên liệu, nạp liệu vào và tháo sản phẩm ra khỏi lò, sàng chọn sản phẩm... Mức độ gây ô nhiễm phụ thuộc vào công nghệ thiết bị sản xuất. Công nghệ càng tiên tiến hiện đại, chu trình sản xuất khép kín, có thiết bị lọc bụi hiệu quả và mức độ cơ giới hóa, tự động hóa càng cao thì mức độ gây ô nhiễm càng nhỏ.

+ Khói lò thải ra từ lò nung vôi vào môi trường không khí gồm các khí độc hại như NOx, CO, CO2, SO2 và bụi. Lượng phát thải phụ thuộc vào thiết kế lò, điều kiện vận hành, loại nhiên liệu sử dụng và chất lượng đá vôi. Mức độ phát thải CO và CO2 liên quan tới quá trình hóa học xảy ra khi đốt nhiên liệu và phân giải đá vôi.

Các cơ sở sản xuất vôi tùy từng mức độ đều có tác động xấu tới môi trường và sinh thái. Tại Nam Định hiện nay chủ yếu là các cơ sở sản xuất vôi sử dụng lò đứng liên hoàn, mức độ cơ giới hóa trung bình, chu trình sản xuất không khép kín, không có thiết bị lọc bụi, nhiều công đoạn vẫn làm thủ công nên mức độ gây ô nhiễm môi trường rất lớn.

Một phần của tài liệu 02. De an kem theo (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)