Nguồn tài nguyên khoáng sản phục vụ sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu 02. De an kem theo (Trang 86 - 89)

III. Nguồn tài nguyên khoáng sản phục vụ sản xuất VLXD

1. nguồn tài nguyên khoáng sản phục vụ sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh

bàn tỉnh

Các điều tra khảo sát cho thấy Nam Định là một tỉnh không giàu tài nguyên khoáng sản. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Nam Định chủ yếu là cát xây dựng và sét gạch ngói.

Tình hình phân bố và trữ lượng của các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên như sau:

1.1. Điểm quặng Felspat

Điểm quặng thuộc thị trấn núi Gôi, huyện Vụ Bản với 6 thân pegmatit nằm khớp đều với đá vây quanh là gneisbiotit, có phương kéo dài Tây Bắc - Đông Nam. Các thân pegmatit có cấu tạo dạng thấu kính, dạng ổ, không liên tục, có chiều dài từ vài mét đến 150m, dày 0,3 - 1,4 m, phần trên pegmatit bị phong hóa thành cao lanh màu trắng, xám trắng, dễ tơi vụn có chất lượng khá tốt, dày 1,6 - 3,4 m.

Khu núi Gôi có 6 thân, chiều dài trung bình 100 m, sâu trung bình 50 m. Tài nguyên Qp = 81.000 tấn; Felspat chiếm tỷ lệ 30% (khoảng 24.300 tấn). Chỉ tiêu hàm lượng công nghiệp tối thiểu của Felspat quy mô nhỏ, không có ý nghĩa công nhiệp; có thể khai thác nhỏ, tuyển thủ công.

Ngoài điểm quặng Felspat núi Gôi, núi Lê Xá có 2 thân pegmatit nằm chỉnh hợp với đá gneisbiotit của phức hệ sông Hồng. Felspat ở đây có chất lượng thấp, quy mô điểm mỏ nhỏ, dày 1,5 m dài khoảng 100 m.

Tại phần Đông - Đông Nam núi Phương Nhi có mạch pegmatit có chiều dày 1,0 đến 3,0 m; kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam. Chúng tồn tại theo dạng ổ, mạch thấu kính không liên tục, chất lượng thấp. Các mạch pegmatit (Felspat) ở đây tương tự như núi Gôi, núi Lê Xá; có quy mô nhỏ, không đáp ứng cho công tác tìm kiếm thăm dò, song có thể khai thác ở quy mô nhỏ.

1.2. Điểm quặng Puzơlan và Cao lanh:

- Quặng Puzơlan phân bố ở sườn núi Phương Nhi, xã Yên Lợi, huyện Ý Yên; tại đây có hai thân quặng, thân quặng 1 ở núi Phương Nhi, thân quặng 2 ở núi Nề (núi Ngô). Puzơlan có chất lượng trung bình, có thể khai thác sử dụng làm phụ gia xi măng; tài nguyên dự báo 550.000 tấn.

- Cao lanh: Núi Phương Nhi tồn tại 2 dạng cao lanh có nguồn gốc khác nhau là cao lanh phong hóa từ pegmatit và cao lanh tái trầm tích; Cao lanh phong hóa từ pegmatit ở núi Phương Nhi có chất lượng kém, quy mô nhỏ có chiều dày từ 1 đến 3 m, không đủ quy mô khai thác công nghiệp; Cao lanh tái trầm tích phân bố ở Tây Bắc núi Phương Nhi, rộng 30 - 50 m; dài 200 - 300 m; chất lượng xấu.

Tuy nhiên khu vực Núi Gôi và núi Phương Nhi nằm trong khu vực địa hình đặc biệt quan trọng, đã được Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nam Định đưa vào quy hoạch ưu tiên dành riêng cho nhiệm vụ phòng thủ bảo vệ tổ quốc, để thực hiện Quyết định số 2412/QĐ-TTg ngày 19/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cả nước giai đoạn 2011 - 2020.

1.3. Sét gạch ngói.

Sét gạch ngói phân bố tương đối rộng và đồng đều khắp trên địa bàn tỉnh; tổng tài nguyên khoảng 25 đến 30 triệu m3; một số khu vực tập trung điển hình như sau:

Khu vực Đồng Côi, huyện Nam Trực: Sét nằm trong trầm tích hệ tầng Thái Bình, có dạng lớp nằm ngang, diện phân bố rộng. Thành phần gồm sét nâu màu gụ, dẻo, mịn; trữ lượng khoảng 2 triệu m3

.

Khu vực Sa Cao, Xuân Châu, huyện Xuân Trường: Sét nằm trong tầm tích sông, lẫn bột cát hạt vừa hệ tầng Thái Bình; phân bố dọc theo sông Hồng, trữ lượng khoảng 5 đến 10 triệu m3

.

Khu vực Nghĩa Thịnh, Nghĩa Đồng, huyện Nghĩa Hưng: Sét nằm trong trầm tích có nguồn gốc sông, hệ tầng Thái Bình phân bổ dọc sông; sét dẻo mịn.

Khu vực Hoành Lâm, huyện Giao Thủy: Sét nằm trong trầm tích hệ tầng Thái Bình; thành phần chủ yếu là sét có lẫn bột, cát đá, khoáng hạt. Sét ở đây có dạng lớp nằm ngang, dày 2,5 m; trữ lượng khoảng 2 đến 4 triệu m3

. Khu vực Quỳnh Phương, Hải Cường, huyện Hải Hậu: Sét phân bố dọc theo sông, dạng trầm tích sét bột cát của hệ tầng Thái Bình. Chất lượng tốt, trữ lượng khoảng 3 triệu m3

.

Ngoài ra sét còn phân bố dọc theo sông Hữu Bị (Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc), Trực Hùng, Trực Phú, Trực Chính huyện Trực Ninh. Hàng năm khu vực dọc theo các sông đều có sự bồi lắng của phù sa; đây là nguồn nguyên liệu tốt cho việc sản xuất gạch ngói nung.

Nhìn chung các mỏ sét trong tỉnh có chất lượng khá tốt, điều kiện khai thác và vận chuyển tương đối thuận lợi. Hiện nay, nhiều mỏ đang được khai thác sử dụng làm gạch ngói nung có chất lượng tốt. Tuy nhiên có nhiều mỏ sét nằm trong khu vực đất canh tác nông nghiệp nên không thể khai thác làm nguyên liệu.

Bên cạnh đó, dọc theo các triền sông, đặc biệt vùng hạ lưu sông Hồng, sông Đào, sông Ninh Cơ còn có sét bồi, sét bãi do các nhánh sông trên bồi đắp hàng năm. Trữ lượng sét bồi, sét bãi khá lớn, nhưng thường trải dài theo triền sông nên trữ lượng phân tán. Ở những vùng sát biển, đất bãi bồi thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phầm và môi trường sản xuất.

1.4. Cát, sỏi xây dựng.

Trên địa bàn tỉnh Nam Định không có nguồn cát vàng cho xây dựng, chỉ có nguồn cát đen là chủ yếu dùng cho san lấp và một phần để xây trát. Cát đen có 4 nguồn: Cát đen lòng sông, cát khu vực cửa sông, cát dải ven bờ biển và cát đen nội đồng.

a. Cát lòng sông:

Theo Quy hoạch khai thác cát sông trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020 thì trên địa bàn tỉnh có 12 khu vực mỏ cát đã thăm dò, khảo sát cụ thể đưa vào quy hoạch khai thác như sau:

- Tuyến sông Hồng có 9 điểm mỏ, tổng trữ lượng được phép khai thác là 8.490.103 m3.

+ Mỏ Bãi Búng thuộc địa phận xã Mỹ Tân, huyện Mỹ Lộc, trữ lượng 965.400 m3;

+ Mỏ Bãi Gùi 2 thuộc địa phận xã Nam Thắng, huyện Nam Trực; tổng trữ lượng 751.000 m3

;

+ Mỏ Bãi Gùi thuộc địa phận xã Nam Thắng, huyện Nam Trực; trữ lượng 2.2500.000 m3

.

+ Mỏ Mom Rô thuộc địa phận xã Trực Chính, huyện Trực Ninh và xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường; trữ lượng 306.000 m3

.

+ Mỏ Mom Rô 2 thuộc địa phận xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường; trữ lượng 1.593.000 m3

.

+ Mỏ Sa Cao thuộc địa phận xã Xuân Châu, huyện Xuân Trườn; trữ lượng 35.730 m3

;

+ Mỏ Xuân Tân 1 thuộc địa phận xã Xuân Tân, huyện Xuân Trường; trữ lượng 423.000 m3

;

+ Mỏ Xuân Tân 2 thuộc địa phận xã Xuân Tân, huyện Xuân Trường; trữ lượng 323.100 m3

;

+ Mỏ Giao Thiện thuộc địa bàn xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy; trữ lượng 1.842.873 m3

.

- Tuyến sông Đào có 01 điểm mỏ, trữ lượng khai thác là 126.000 m3. - Tuyến sông Đáy có 01 điểm mỏ; trữ lượng khai thác là 333.000 m3. - Tuyến sông Ninh Cơ có 2 điểm mỏ, tổng trữ lượng khai thác là 1.825.100 m3;

Một phần của tài liệu 02. De an kem theo (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)