Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu 02. De an kem theo (Trang 119 - 120)

I. Quan điểm, mục tiêu phát triển ngành VLXD

1 Quan điểm phát triển

Phát triển bền vững ngành vật liệu xây dựng (VLXD); áp dụng khoa học công nghệ đặc biệt là các giải pháp của cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào trong sản xuất VLXD; tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính; gắn sản xuất VLXD với tái chế, tái sử dụng các chất thải công nghiệp, nông nghiệp, xử lý rác thải và bảo vệ môi trường; nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm VLXD của tỉnh trên thị trường.

* Về đầu tư:

- Ưu tiên đầu tư các dự án sản xuất vật liệu xây dựng mới, các dự án công suất lớn ở các vùng có điều kiện thuận về phát triển công nghiệp, về hạ tầng giao thông và gần thị trường tiêu thụ; các dự án đầu tư mở rộng; các dự án sản xuất VLXD sử dụng lượng lớn chất thải từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp và rác thải sinh hoạt; các cơ sở chuyên chế biến nguyên liệu theo hướng tập trung, quy mô lớn;

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, sản xuất vật liệu xây dựng; phát triển cơ khí chế tạo cho công nghiệp VLXD;

- Không đầu tư các dự án sản xuất vật liệu xây dựng ở các vùng ảnh hưởng đến an toàn hành lang đê điều, di sản văn hóa, phát triển du lịch, an ninh quốc phòng.

* Về công nghệ:

- Sử dụng công nghệ tiên tiến với mức độ cơ giới hóa, tự động hóa cao, từng bước áp dụng công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào sản xuất vật liệu xây dựng;

- Khuyến khích các nhà máy sản xuất VLXD đầu tư chiều sâu, nâng cấp công nghệ, ứng dụng công nghệ hiện đại, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng giảm thiểu ô nhiễm môi trường;

- Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa các thiết bị, phụ tùng thay thế trong dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng.

* Về khai thác và sử dụng tài nguyên:

Khai thác, quản lý sử dụng tài nguyên khoáng sản làm VLXD tiết kiệm, hiệu quả và theo đúng quy định pháp luật; thực hiện cải tạo và phục hồi môi trường mỏ sau khi khai thác; bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa và an ninh quốc phòng.

* Về công tác bảo vệ môi trường:

Các dự án sản xuất vật liệu xây dựng phải được đầu tư đồng bộ hệ thống xử lý các chất thải trước khi thải ra môi trường. Tăng cường kiểm soát chặt chẽ nồng độ khí thải, nồng độ bụi, chất thải rắn, nước thải ra môi trường trong quá trình sản xuất. Lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động, kết nối trực tuyến với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đối với cơ sở sản xuất VLXD có nguồn phát thải khí lớn (gạch đất sét nung, gạch gốm ốp lát, sứ vệ sinh) và đảm bảo đáp ứng yêu cầu về môi trường theo quy định.

* Về phát triển sản phẩm:

Phát triển đa dạng chủng loại và mẫu mã sản phẩm; chú trọng phát triển các sản phẩm có tính năng mới, có giá trị kinh tế cao, bền môi trường biển và các loại sản phẩm, cấu kiện phục vụ thi công xây dựng nhanh, đáp ứng nhu cầu trong nước. Chỉ xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có tính cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới. Hạn chế xuất khẩu những sản phẩm tiêu thụ nhiều nguyên liệu, nhiên liệu là tài nguyên khoáng sản không tái tạo.

Một phần của tài liệu 02. De an kem theo (Trang 119 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)