Gia tốc tiếp tuyến và gia tốc pháp tuyến

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ ứng dụng (Trang 37)

. Có phương Hình

1.4.4.2 Gia tốc tiếp tuyến và gia tốc pháp tuyến

Véc tơ gia tốc đặc trưng cho sự biến thiên của véc tơ vận tốc. Sự biến thiên này thể hiện cả về phương, chiều và độ lớn. ở đây ta sec phân tích véc tơ gia tốc làm hai thành phần, mỗi thành phần đặc trưng cho sự biến thiên của véc tơ vận tốc riêng về một mặt nào đó.

a. Gia tốc tiếp tuyến.

Ký hiệu là art

: Véc tơ gia tốc tiếp tuyến đặc trưng cho sự biến thiên véc tơ vận tốc về giá trị. Có phương tiếp tuyến với quỹ đạo chuyển động (cùng phương với véc tơ vân tốc), có chiều cùng chiều với chuyển động khi chuyển động nhanh dần (v’ > v), ngược chiều chuyển động khi chuyển động chậm dần (v’ < v), có độ lớn bằng đạo hàm của độ lớn vận tốc đối với thời gian.

t v t d d a = (1-18) b. Gia tốc pháp tuyến: at

- Đặc trưng cho sự biến thiên về phương của véc tơ vận tốc. Véc tơ này: - Có phương trùng với phương pháp tuyến của quĩ đạo (đi qua tâm cong). - Có chiều hướng về tâm cong (hướng về phía lõm của quĩ đạo).

- Có độ lớn: R v an 2 = (1-19)

R là bán kính cong của quĩ đạo.

Từ hai thành phần của gia tốc, ta có thể xác định được gia tốc của chuyển động là: 2 2 n t a a a= + (1-20) * Nhận xét chung:

+ an = 0: Véc tơ vận tốc không đổi vể phương, chất điểm chuyển động thẳng. + at = 0: Véc tơ vận tốc không đổi về chiều và trị số, chất điểm chuyển động đều (cong, thẳng).

+ a = 0: Véc tơ vận tốc không đổi về phương, chiều và trị số, chất điẻm chuyển động thẳng đều.

1.4.5 Một số chuyển động đặc biệt 1.4.5.1 Chuyển động thẳng

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ ứng dụng (Trang 37)