Định nghĩa và phân loạ

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ ứng dụng (Trang 72 - 73)

. Có phương Hình

τ là ứng suất tiếp tại một điểm bất kỳ trên mặt cắt có bán kính là ρ

3.3.1.1 Định nghĩa và phân loạ

a. Định nghĩa:

Cơ cấu bánh răng là cơ cấu truyền chuyển đọng và cơ năng nhờ sự ăn khớp giữa các bánh răng với nhau.

Cơ cấu bánh răng là cơ cấu được dùng khá phổ biến trên các loại máy móc.

b. Phân loại.

* Phân loại bánh răng:

+ Bánh răng hình trụ (răng thẳng, răng xiên, răng chữ V).

+ Bánh răng côn (răng thẳng, răng xiên, răng cong).

+ Thanh răng.

* Phân loại cơ cấu:

+ Phân loại theo tính chất truyền động:

- Cơ cấu truyền động giữa các trục song song.

Hình 3.7 Cặp bánh răng ăn khớp ngoài

Hình 3.8 Cặp bánh răng ăn khớp trong

- Cơ cấu truyền động giữa các trục cắt nhau. - Cơ cấu truyền động giữa các trục chéo nhau. + Phân loại theo số bánh răng trong cơ cấu: - Cơ cấu bánh răng đơn giản.

- Hệ bánh răng.

Trong hệ bánh răng chia ra:

Hệ bánh răng truyền động nối tiếp. Hệ bánh răng truyền động nhiều cấp. + Phân loại theo tính chất ăn khớp: - Cơ cấu bánh răng ăn khớp ngoài. - Cơ cấu bánh răng ăn khớp ngoài.

3.3.1.2 Ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng

a. Ưu điểm:

+ Đảm bảo độ chính xác truyền động (tốc độ, tỷ số truyền) vì không có sự trượt.

+ Có thể sắp đặt vị trí tương đối giữa các cặp bánh răng ăn khớp theo những góc mong muốn trong không gian.

+ Hiệu suất truyền động cao. + kích thước nhỏ gọn.

+Tuổi thọ và độ tin cậy cao.

b. Nhược điểm:

+ Không thực hiện được truyền động vô cấp. + Không có khả năng tự bảo vệ an toàn khi quá tải. + Có tiếng ồn ở tốc độ cao.

+ Đòi hỏi độ chính xác cao trong chế tạo và lắp giáp.

c. Phạm vi ứng dụng:

+ Được áp dụng rộng rái trong các lĩnh vực cơ khí, điều khiển để truyền chuyển động và cơ năng.

+ Tốc đọ có thể đạt tới 140m/s và cao hơn.

+ Dải công suất truyền động rộng (từ 0,1kw đến 100.000kw). + Tỷ số truyền tương đối cao (có thể hơn 10).

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ ứng dụng (Trang 72 - 73)