Ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ ứng dụng (Trang 68 - 70)

. Có phương Hình

τ là ứng suất tiếp tại một điểm bất kỳ trên mặt cắt có bán kính là ρ

3.2.1.2 Ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng

* Ưu điểm:

+ Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, giá thành rẻ.

+Truyền động mềm dẻo, giảm được xung động khi tải trọng va đập. + Vận hành em, không ồn.

+ Đảm bảo an toàn khi quá tải. + Khoảng cách truyền động lớn.

* Nhược điểm:

+ cồng kềnh, nhất là khi công suất lớn.

+Không đảm bảo được độ chính xác về tỷ số truyền do có hiện tượng trượt đai.

+ Lực tác dụng lên trục và gối đỡ lớn do phải có lực căng đai ban đầu. + Không làm việc được ở những nơi có dầu mỡ, nước.

+ Tuổi thọ không cao (nhất là dây đai).

* Phạm vi ứng dụng:

+ Công suất truyền có thể đạt đến 2000 HP.

+ Tốc độ đai có thể đạt tới 30m/s đối với truyền động trung bình; 50 – 60m/s đối với truyền động tốc độ cao; 100 – 120m/s đối với truyền động siêu cao.

+ Tỷ số truyền có thể đạt tới i ≤ 5, nếu có thiết bị căng đai có thể đạt tới i ≥ 10.

3.2.1.3 Phân loại

a. Phân loại dây đai.

tiết diện ngang là hình chữ nhật (mỏng). Trong đai phẳng người ta chia ra:

Hình 3.3

+ Đai da: Có hai loại, loại một lớp và loại hai lớp. Đai da có tuổi thọ cao, chịu tải lớn, chịu va đập tốt. Tuy nhiên giá thành đắt, không làm việc được nơi ẩm ướt, a xit.

+ Đai dệt: Có hai loại:

- Đai vải: Khối lượng nhỏ, giá rẻ, dùng thích hợp với các bộ truyền tốc độ cao, công suất nhỏ. Khả năng tải và tuổi thọ thấp, không làm việc được nơi ẩm ướt, nhiệt độ cao.

- Đai len: Có thể làm việc với tải va đập, ít chịu ảnh hưởng của môi trường. Khả năng chịu tải kém, giá cao.

+ Đai vải cao su: Được chế tạo theo TCVN 217-66 theo ba loại A, B, C. - Loại A: Dùng cho các bánh đai nhỏ, tốc độ cao (v >20m/s).

- Loại B: Dùng cho các bộ truyền tải trọng lớn, tốc độ trung bình (v < 20m/s). - Loại C: Dùng cho các bộ truyền tải trọng nhỏ, tốc độ thấp (v < 15m/s). + Đai làm bằng vật liệu tổng hợp: Độ bền, tốc độ làm

việc và tuổi thọ cao, mềm dẻo, chịu va đập và tải lớn.

* Đai thang hình 3.4: Có tiết diện ngang là hình thang.

Đai thang được chế tạo thành một vòng tròn khép kín, bên trong là những lớp sợi tổng hợp xếp chồng lên nhau, bên ngoài là lớp vải cao su.

Hình 3.4

Đai thang được làm việc với bánh đai có xẻ rãnh hình thang tương ứng. Do diện tích tiếp xúc lớn và nhờ có rãnh hình nêm nên khả năng ma sát tốt. Đai thang được chế tạo theo tiêu chuẩn hoá.

* Đai tròn: Có tiết diện ngang hình tròn.

* Đai hình lược: Thực chất là gồm nhiều đai thang kết hợp lại. * Đai răng: Được sử dụng phổ biến ở các loại ô tô công suất nhỏ.

b. Phân loại cơ cấu.

* Phân loại theo đây đai: + Bộ truyền đai phẳng. + Bộ truyền đai thang. + Bộ truyền đai tròn. + Bộ truyền đai hình lược. + Bộ truyền đai răng.

* Phân loại theo số cấp truyền: + Cơ cấu đai truyền đơn giản. + Cơ cấu đai truyền nhiều cấp.

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ ứng dụng (Trang 68 - 70)