Các phương pháp cắt gọt

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ ứng dụng (Trang 55 - 57)

. Có phương Hình

b. Biến dạng góc (hay còn gọi là biến dạng trượt)

2.3.1.3 Các phương pháp cắt gọt

Yêu cầu bề mặt gia công là rất đa dạng, vì vậy phải có nhiều phương pháp cát gọt để thỏa mãn những yêu cấu đó.

Có nhiều cách phân loại các phương pháp cắt gọt kim loại, xuất phát từ nghiên cứu và sử dụng khác nhau:

- Xuất phát từ nguyên lý chế tạo bề mặt: phương pháp gia công định hình (định hình dáng dao lên bề mặt chi tiết gia công - H2.14a), phương pháp gia công chép hình (chép lại hình dáng chi tiết mẫu - H2.14b), phương pháp gia công theo vết (phương pháp quĩ tích) như máy tiện, máy phay, máy bào..., phương pháp bao hình (bề mặt tạo hình vẽ là hình bao của porofil dao cắt khi chúng chuyển động bao hình với nhau - H2.14c) như phay lăn răng.

a) b) c)

Hình 2.14 Các dạng cắt gọt.

2.3.2 Dập

- Lực dập (tấn) = Chu vi hình cần cắt đứt (mm) x Chiều dày vật liệu (mm) x Độ bền kéo của vật liệu (kG/mm2

) / 1000.

Muốn tính chính xác, bạn phải biết rõ độ bền kéo của vật liệu cần dập. Với các loại thép tấm thông thường cho sản phẩm dập, nếu không rõ "nguồn gốc xuất xứ", bạn có thể lấy gần đúng độ bền kéo là:

Ts (Tensile Strength) = 50 kG/mm2 (bạn treo vật 50kG lên dây thép có tiết diện 1mm2 thì nó đứt). Thay vào công thức trên, có thể rút ra công thức thực hành để tính nhanh chóng lực dập ngay tại hiện trường:

Lực dập (tấn) = Chu vi hình cần cắt đứt (mm) x Chiều dày vật liệu (mm) / 20 (bản thân rustbolt cũng thường áp dụng công thức này, dùng tính năng calculator của chiếc điện thoại di động để tính toán ngay tại phân xưởng, chẳng cần tài liệu tra cứu gì khác).

Ví dụ: Lực dập = 600 x 5 / 20 = 150 tấn.

Chọn máy có sẵn trong xưởng, có lực dập cao hơn lực tính toán trên khoảng 20% đến 30% là được.

- Công thức tính lực cắt kim loại trong khuôn dập nguội:

Lực dập = chu vi của hình cần dập x chiều dày vật liệu x 50.

Ví dụ: P=150x150x5x50=5625T thường chỉ có máy 5T,8T,10T nên bạn có thể chọn máy 8T hoặc 10T không nên chọn máy 5T vì khi làm việc máy còn phải mang

thêm bộ khuôn với lại khi làm khuôn dập tấm bạn còn thường hay sử dụng lò xo đẩy hoặc nhựa đẩy.

2.4 Thanh chịu xoắn thuần tuý 2.4.1 Khái niệm.

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ ứng dụng (Trang 55 - 57)