Ý tưởng ban đầu về LifeStraw ra đời năm 1997 là của một người Thụy Sĩ, ơng Torben Vestergaard Frandsen, với mong muốn giảm bớt phần nào dịch bệnh đang bùng phát tại Ai Cập do người dân phải uống nước bẩn. Sau nhiều cải tiến trong hình thức và cấu trúc, cơng ty Vestergaard Frandsen của Torben hợp tác với trung tâm Carter Rob Fleuren (Hà Lan) và Moshe Fommer (Israel) để sản xuất LifeStraw. Những nguyên mẫu đầu tiên của thiết bị lọc được tung ra năm 2005, sau trận động đất kinh hồng tàn phá Kashmir khiến hơn 3 triệu người dân bỗng chốc vơ gia cư. LifeStraw giúp hàng ngàn người sống sĩt cầm cự qua cơn hoảng loạn và đĩi khát. Theo lời một nhân viên cứu trợ, nếu khơng cĩ LifeStraw, hẳn người dân đã “lao vào đấm đá lẫn nhau vì nước ngọt”.
Từ đĩ như một tiền lệ, phiên bản cá nhân của bộ lọc được các hội chữ thập đỏ cung cấp miễn phí trong hầu hết các thảm họa tự nhiên: động đất năm 2010 ở Haiti, lũ lụt tại Pakistan năm 2010, trận lụt tại Thái Lan năm 2011… Bên cạnh bộ lọc cá nhân, phiên bản LifeStraw Family trở thành “xương sống” trong chương trình ứng phĩ với tình trạng khan hiếm nguồn nước tại các quốc gia châu Phi. Huyện Mutomo (Kenya) trước đây phải đối mặt với vấn nạn thiếu nước liên tục nhiều năm. Hạn hán kéo dài, nguồn nước chính từ đập và dịng sơng lại khơng ổn định. Người dân địa phương thường xuyên phải uống thứ nước đã chuyển sang màu xanh của tảo gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Ngày nay, cư dân Mutomo cĩ thể thở phào nhẹ nhõm với bộ lọc nước di động LifeStraw được Hội Chữ thập đỏ Kenya cung cấp. Hơn 3.750 trẻ em được phát bộ lọc cá nhân và 6.750 hộ gia đình đang sử dụng loại lớn hơn.
Trong khi các tổ chức từ thiện được nhà sản xuất phân phối LifeStraw với giá “hữu nghị” 6 USD thì trên thị trường, LifeStraw cá nhân cũng rất được dân du lịch bụi ưa chuộng, 24 USD cho một sản phẩm gọn, nhẹ và hữu ích để giải quyết vấn đề nước uống khẩn cấp trên đường đi khơng phải là quá đắt. Tại
Việt Nam, cĩ thể đặt mua LifeStraw qua mạng với giá chừng 500 ngàn.