Khắc phục sự trượt bánh trước (quay vòng thiếu); b Kh ắc phục sựtrượt bánh sau (quay vòng thừa).

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật mới trên ô tô (nghề công nghệ ô tô cao đẳng 9+) (Trang 50 - 56)

- Trạng thái nhấc kim phun:

a. Khắc phục sự trượt bánh trước (quay vòng thiếu); b Kh ắc phục sựtrượt bánh sau (quay vòng thừa).

Hình 2.6a: Hoạt động ca mch dầu khi trượt ngang bánh trước và quay vòng sang phi

Trường hợp trượt ngang bánh sau khi quay vòng sang phải: thông thường VSC chỉ phanh bánh trước trái (trường hợp trong hình vẽ sau thì VSC phanh cả bánh sau trái). Các trường hợp quay vòng sang trái thì tương tự.

Lưu ý là phương pháp điều khiển phanh đối với một số kiểu xe có khác biệt nhau.

Hình 2.6b: Hoạt động ca mch dầu khi trượt ngang bánh sau và quay vòng sang phi

Sau đây là một số cảm biến của hệ thống VSC: Cảm biến tốc độ:

Cảm biến tốc độ bánh xe gồm có rô-to cảm biến và sta-tor. Sta-tor gồm một nam châm vĩnh cửu, lõi từ và cuộn dây. Rô-to cảm biến là một đĩa mõng gắn váo mâm bánh xe, vành ngoài của nó có các răng để khép mạch từ thông trong lõi từ. Khi rô-to quay cùng với bánh xe sẽlàm thay đổi từ thông trong lõi từ và làm phát sinh trong cuộn dây một điện áp xoay chiều có tần số tỷ lệ với tốc độ quay của rô-to. Căn cứvào điện áp này, VSC-ECU sẽ biết tốc độ của bánh xe và tính được

tốc độ xe. Cảm biến tốc độ sẽ hoạt động không tốt nêu khe hở A lớn hơn giá trị cho phép.

Cấu tạo và tín hiệu điện áp của cảm biến tốc độ

Cảm biến giảm tốc:

Cảm biến giảm tốc gồm có: 2 cặp đèn LED và transistor quang và một đĩa xẻ rãnh. Khi tốc độ của xe thay đổi, đĩa xẻ rãnh sẽ lắc theo chiều dọc của xe tương ứng với gia tốc của xe. Các rãnh trên đĩa sẽ

dịch chuyển giữa LED và transistor quang, làm transistor quang đóng-mở. Tín hiệu đóng-mở của transistor sẽ được ECU thu nhận và tính toán được mức độ giảm tốc của xe. Ở một số trường hợp, cảm biến giảm tốc còn được bố trí theo phương ngang đểđo gia tốc ngang của xe trong trường hợp quay vòng.

Cảm biến góc xoay vô lăng:

Cảm biến giảm tốc

Bộ cảm biến góc xoay vô lăng gồm có: một đĩa có rãnh, một bộ chuyển đổi tín hiệu và 3 bộ ngắt quang học (SS1, SS2, SS3). Các tín hiệu do bộ ngắt quang học SS1, SS2 và SS3 phát ra được bộ chuyển đổi tín hiệu biến đổi thành các tín hiệu chuỗi đểđưa vào ECU. ECU sẽ phát hiện được vị trí của vô lăng, chiều quay và góc xoay của vô lăng bằng sự tổ hợp của các tín hiệu này. Nếu qui ước thời gian dòng điện chạy qua bộ ngắt quang học là đóng, và thời gian dòng điện không chạy qua bộ ngắt quang học là ngắt thì ta có các tín hiệu như hình vẽ.

Cảm biến độ lệch của xe:

Cảm biến độ lệch của xe có dạng một con quay kiểu rung. Mỗi cảm biến gồm có một phần rung và một phần phát hiện được dịch chuyển 90o. Một miếng áp điện (thạch anh) được lắp vào cả phần rung và phần phát hiện. Đặc tính của miếng áp

điện là: khi có điện áp đặt vào thì nó sẽ biến dạng và ngược lại.

Khi xe quay vòng, phần phát hiện sẽ bị uốn cong do tác động của lực coriolis và làm cho miếng áp điện cũng bị uốn cong. Tín hiệu điện áp của miếng áp điện sẽ phản ánh mức lệch và hướng lệch của xe. Hoạt động của cảm biến độ lệch Biểu đồ điện áp của cảm biến độ lệch 1.4. Ưu điểm của hệ thống VSC

Qua nội dung trên ta thấy VSC đã làm được một điều cực kỳ quan trọng trong vấn đề ổn định của xe đó là khắc phục được tình trạng trượt ngang. VSC không chỉ giúp ổn định quay vòng mà còn có tác dụng rất tốt trong các tình huống phanh khẩn cấp, tránh chướng ngại vật và trường hợp xe bị nghiêng ngang khi quay vòng.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật mới trên ô tô (nghề công nghệ ô tô cao đẳng 9+) (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)