Một số cảnh báo của SBC

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật mới trên ô tô (nghề công nghệ ô tô cao đẳng 9+) (Trang 65 - 68)

- Trạng thái nhấc kim phun:

2. Hệ thống điều khiển phanh bằng điện tử Sensotronic Brake Control (SBC)

2.5. Một số cảnh báo của SBC

Cảnh báo hệ thống phanh hoạt động kém hiệu quả

Nội dung của cảnh báo này là: hiệu quả phanh đã giảm vì thiếu điện áp cung cấp nên bơm cao áp không hoạt động, dẫn tới áp lực trong bình tích áp đã giảm xuống dưới mức cho phép. Yêu cầu người lái khởi động động cơ và chờ nạp accu.

Cảnh báo khi hệ thống phanh đã hỏng nặng

Nội dung của cảnh báo này là: mạch điều khiển phanh đã bị lỗi, hệ thống phanh đang hoạt động ở chế độ dự phòng. Yêu cầu người lái dừng xe vì lý do an toàn.

Ngoài một số tính năng tương tự như VSC, hệ thống SBC còn có một số chức năng như:

- Chức năng thay đổi lực phanh theo tốc độ - Variable Brake Pedal Characteristic: Chức năng này cho phép điều chỉnh áp suất dầu phanh tỷ lệ thuận với tốc độ chuyển động của xe. Cùng một hành trình bàn đạp phanh nhưng tốc độ xe càng cao thì lực phanh ở các bánh xe càng lớn.

- Chức năng trợ lực phanh khẩn cấp - Brake Assist System (BAS): Trong hệ thống SBC có tích hợp chức năng BAS. Khi gặp tình huống khẩn cấp người lái

sẽbuông chân ga đột ngột, lúc đó ECU sẽcho tăng áp suất dầu phanh, ép nhẹ các má phanh vào đĩa phanh và ngay khi người lái tác động lên bàn đạp phanh thì ECU sẽ phát tín hiệu phanh tối đa cho dù lực đạp phanh của người lái không đủ mạnh.

- Chức năng dừng êm dịu - Soft Stop: Chức năng Soft Stop sẽ điều chỉnh giảm dần áp suất dầu phanh trong giai đoạn cuối của quá trình phanh khi vận tốc xe nhỏhơn 6 km/h để khắc phục hiện tượng xe bị giật trong giai đoạn này. Chức năng Soft Stop sẽ không hoạt động trong trường hợp phanh khẩn cấp.

- Chức năng phanh cơ bản: SBC sẽ chọn chức năng phanh cơ bản khi xe ở vào các trường hợp sau: người lái không bật công tăc máy; hộp ECU hệ thống ESP hỏng; thông tin trên mạng CAN bị lỗi. Khi đó, SBC tự động phân phối lực phanh theo tỷ lệxác định: các bánh xe trước nhận 70%; các bánh xe sau nhận 30% tổng lực phanh.

Hình 2.7: Chức năng phanh cơ bản

- Chức năng tự làm khô phanh - Dry Braking: Trong điều kiện trời mưa, khi cần gạt nước hoạt động khoảng 600 lần liên tục (7÷14 phút), chức năng Dry Braking sẽ cho ép nhẹ má phanh vào các đĩa phanh với áp suất khoảng 1,5 bar trong thời gian 3 giây để loại bỏmàng nước bám trên đĩa phanh. Dry Braking chỉ hoạt động khi tốc độ xe từ 30 ÷ 200 km/h và người lái không thể nhận biết được quá trình này.

- Chức năng dừng trên đường dốc - SBC Hold hay Start-off Assist: Khi dừng trên dốc, xe có xu hướng trôi xuống chân dốc do lực trọng trường khiến người lái phải giữ chân phanh hoặc sử dụng phanh tay, điều này sẽ rất phiền phức

khi khởi động xe trở lại. SBC sẽ duy trì lực phanh mỗi khi người lái dừng xe trên dốc cho đến khi người lái nhấn ga để khởi hành. Như vậy, người lái sẽ không gặp rắc rối trong việc phối hợp các thao tác phức tạp giữa ly hợp, bàn đạp ga và phanh tay.

Kết lun:

Hệ thống VSC và SBC với khả năng phân phối lực phanh tối ưu đến từng bánh xe riêng biệt và thời gian tăng áp cực kì ngắn đã đáp ứng được các yêu cầu đối với một hệ thống phanh hiện đại - đó chính là đảm bảo quãng đường phanh ngắn và ôtô vẫn chuyển động ổn định kể cả khi xe đang vào góc quay vòng với tốc độ cao. Nhờ các hệ thống này nên sự can thiệp của các hệ thống như ESP, ASR cũng trở nên nhạy và chính xác hơn, do đó đảm bảo khả năng lấy lại sự ổn định hướng cho ôtô một cách nhanh chóng trong các tình huống xe bịtrượt.

Cho đến hiện nay, vẫn chưa có hệ thống nào can thiệp vào góc quay của bánh xe ngoại trừ sựtác động của người lái thông qua vô-lăng. Có thểtrong tương lai sẽ có thiết bị thực hiện được điều này. Khi đó, ôtô sẽ tự động tránh chướng ngại vật cũng giống như hệ thống ACC tự động điều chỉnh tốc độ xe. Nếu được như vậy thì việc lái ôtô sẽ thực sự hoàn toàn tự động

3. Các hệ thống thiết bị an toàn bịđộng

Đối với hệ thống an toàn bịđộng thì không có nhiều cải tiến lắm ngoài hệ thống điều khiển túi khí (Airbag). Mặc dù hệ thống này đã có từ rất lâu nhưng đến nay nó đã được cải tiến khá nhiều, luận văn chỉ xin giới thiệu hệ thống này.

Túi khí thuộc hệ thống ngăn ngừa phụ trợ - Supplemental Restraint System (SRS). Cụ thể hơn, túi khí là phụ trợ cho dây đai an toàn, túi khí sẽ không làm việc nếu không có dây đai an toàn.

Hệ thống điều khiển túi khí hiện đại đã có tính năng thông minh, có khả năng tính toán được mức độ va chạm và tư thế của người ngồi trên xe để quyết định bung ra một phần hay toàn bộ túi khí. Hệ thống này còn có các chức năng nhận biết hành khách như: xác định kích thước, cân nặng của hành khách và kiểm tra xem họ có đeo dây đai an toàn hay không,… Nếu hành khách là trẻ em, hệ thống túi khí sẽ không hoạt động.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật mới trên ô tô (nghề công nghệ ô tô cao đẳng 9+) (Trang 65 - 68)