II- Đầu tư TC ngắn hạn( phát
3. Thuế và các khoản phải thu
Nhà nước - 0% 303 1,79% -303 -100% -1,79%
B. Tài sản dài hạn 390.138 24,61% 427.933 26,97% -37.795 -8,83% -2,36%
I- Các khoản phải thu dài hạn 25.583 6,56% 24.218 5,66% 1.365 5,64% 0,90%
1. Phải thu dài hạn của khách
hàng - 0% - 0% - 0% 0%
2. Phải thu về cho vay dài hạn - 0% - 0% - 0% 0%
3. Phải thu dài hạn khác 25.583 100% 24.218 100% 1.365 5,64% 0%
1. Tài sản cố định hữu hình 281.482 97,55% 324.383 97,52% -42.901 -13,23% 0,02%
a) Nguyên giá 1.320.276 469,04% 1.286.887 396,72% 33.389 2,59% 72,33%b) Giá trị hao mòn luỹ kế -1.038.794 -369,04% -962.503 -296,72% -76.291 7,93% -72,33% b) Giá trị hao mòn luỹ kế -1.038.794 -369,04% -962.503 -296,72% -76.291 7,93% -72,33%
2. Tài sản cố định vô hình 7.080 2,45% 8.243 2,48% -1.163 -14,11% -0,02%
a) Nguyên giá 14.645 206,85% 14.105 171,11% 540 3,83% 35,74%b) Giá trị hao mòn luỹ kế -7.565 -106,85% -5.862 -71,11% -1.703 29,05% -35,74% b) Giá trị hao mòn luỹ kế -7.565 -106,85% -5.862 -71,11% -1.703 29,05% -35,74%
III- Tài sản dài hạn dở dang 46.340 11,88% 40.047 9,36% 6.293 15,71% 2,52%
1. Xây dựng cơ bản dở dang 46.340 100% 40.047 100% 6.293 15,71% 0%
IV- Đầu tư tài chính dài hạn 1.097 0,28% 1.097 0,26% 0 0% 0,02%
1. Đầu tư vào công ty con 1.097 100% 1.097 100% 0 0% 0%
V- Tài sản dài hạn khác 28.556 7,32% 29.945 7,00% -1.389 -4,64% 0,32%
1. Chi phí trả trước dài hạn 28.556 100% 29.945 100% -1.389 -4,64% 0%
TỔNG TÀI SẢN 1.585.157 1.586.438 -1.281 -0,08%
● Khái quát:
Cuối năm 2019 tổng giá trị tài sản của DN là 1.586.438 triệu đồng, năm 2020 là 1.585.157 triệu đồng, đã giảm 1.281 triệu đồng (-0,08%). Điều này khẳng định quy mô nguồn vốn đã giảm , tuy nhiên giảm không mạnh, có thể thấy doanh nghiệp đã ít nhiều bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 19 mà thu hẹp lại quy mô sản xuất, trong đó tài sản ngắn hạn tăng nhiều hơn tài sản dài hạn. Xét về cơ cấu: tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng nhanh hơn về cuối năm ( tăng từ 73,03% lên 75,39%), tỷ trọng tài sản dài hạn giảm từ 26,97% xuống 24,61%. Khi so sánh mức tổng tài sản với bình quân ngành các DN top đầu thì M10 lại chỉ giữ một vị trí khiêm tốn, quy mô tổng tài sản chỉ chiếm 0,51 lần so với bình quân ngành. Điều này cho thấy M10 có quy mô ở ngưỡng trung bình so với mặt bằng chung, từ năm 2019 - 2020 chưa có đột phá để thay đổi quy mô nguồn vốn. Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công việc nhẹ như doanh nghiệp này, sự suy giảm về quy mô tổng tài sản và sự thay đổi cơ cấu tài sản của doanh nghiệp cần đi sâu phân tích để chỉ rõ nguyên nhân.
● Chi tiết:
1. Tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đầu kỳ là 1.158.504 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 73,03%), cuối kỳ là 1.195.020 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 75,39%), tăng 36.516 triệu đồng (3,15%) Trong khi đó, tài sản dài hạn đầu kỳ là 427.933 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 26,97%), cuối kỳ là 390.138 triệu đồng (chiếm 24,61%), giảm đi 8,83%. TSNH tăng nhanh hơn TSDH rất nhiều , có thể thấy doanh nghiệp đang có xu hướng đầu tư theo chiều rộng, giúp doanh nghiệp nhanh gia tăng được lợi nhuận. Trong tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cụ thể tỷ trọng hàng tồn kho đầu kỳ là 60,12%, cuối kỳ là 60,83%, còn các khoản phải thu đầu kỳ chiếm 30% và cuối kỳ là 25,14%. Đây là hai trọng điểm cần đi sâu phân tích và đánh giá một cách chi tiết và cụ thể
hơn:
1.1. Tiền và các khoản tương đương tiền: chỉ tiêu này phụ thuộc vào chính sách tiền mặt của DN. Tiền và các khoản tương đương tiền đã giảm đi 12.428 triệu đồng tương tiền mặt của DN. Tiền và các khoản tương đương tiền đã giảm đi 12.428 triệu đồng tương đương với 17,61% trong khi luân chuyển thuần tăng lên cho thấy doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn cao, cũng như các khoản phải thu tăng lên, các khoản phải chi cũng tăng lên. Đây là chỉ tiêu tạo ra khả năng sinh lời thấp nhất nhưng có thể đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Đây là sự đánh dấu bước chuyển mình của DN khi bắt đầu tham gia vào lĩnh vực kinh doanh mới đầy rủi ro...
1.2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: đây là chỉ tiêu phụ thuộc vào chính sáchđầu tư tài chính của DN. Các khoản đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp đã xuất hiện vào đầu tư tài chính của DN. Các khoản đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp đã xuất hiện vào năm 2020 trong khi năm 2019 không có. Năm 2020 cũng là một năm đầy biến động của thị trường tài chính Việt Nam, nó đã có những sự phát triển ngược dòng so với sự suy thoái của nền kinh tế. Nhóm cổ phiếu ngành dệt may cũng đã có những bước phát triển hơn so với kì vọng, đã phục hồi đến 19% so với cùng kỳ. Tuy nhiên M10 cũng chứa có quá nhiều hoạt động đầu tư nổi bật
1.3. Các khoản phải thu ngắn hạn, chỉ tiêu phụ thuộc vào chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp. Đây là số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng. Theo số liệu phân tích thì phải thu ngắn hạn năm 2019 là 347.526 triệu đồng chiếm 30%, năm 2020 là 300.375 triệu đồng chiếm 25,14% đã giảm 4,86%. Trong đó, khoản phải thu ngắn hạn khách hàng chiếm tỉ trọng nhiều nhất 84,48% chứng tỏ là doanh nghiệp đang bán chịu rất nhiều, điều này có thể kích thích doanh thu tiêu thụ tăng lên nhưng mặt khác cho thấy DN đang bị chiếm dụng vốn lớn và có khả năng không thu hồi được nợ, đòi hỏi DN cần tăng cường quản trị nợ phải thu. Con số này cũng đã giảm dần về cuối kỳ cho thấy việc quản lý công nợ có xu hướng tiến triển nhưng nhìn chung thì vẫn chưa hợp lý. Thế nhưng, với việc cho bán chịu nhiều thì có thể là chính sách tín dụng thương mại của May10, làm gia tăng tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn, thông qua việc làm gia tăng tiêu thụ hàng hóa, bán chịu thúc đẩy khách mua hàng nhiều hơn, giúp đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.
1.4. Đối với hàng tồn kho, chỉ tiêu này ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách hàng tồn kho của doanh nghiệp: Trong tổng giá trị hàng tồn kho, chủ yếu lại là trị giá của nguyên kho của doanh nghiệp: Trong tổng giá trị hàng tồn kho, chủ yếu lại là trị giá của nguyên vật liệu với tỷ trọng lần lượt là 56% ở đầu kỳ và 49,9% ở cuối kỳ; ở khâu thành phẩm, tỷ trọng của nó lần lượt là 12% và 22,5%, ở khâu chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, tỷ trọng lần lượt là 9% và 4,9% ở các thời điểm tương ứng. Nhìn chung, vốn thành phẩm đang chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong cả cuối kỳ và đầu ký, cho thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm trong kỳ của doanh nghiệp là chưa thuận lợi. Mặt khác, nguyên vật liệu đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hàng tồn kho, chứng tỏ là doanh nghiệp đang có quá nhiều nguyên vật liệu làm lãng phí vốn, giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân là do năm 2020 COVID-19 bùng phát mạnh mẽ ảnh hưởng tới việc cung ứng hàng hóa, gặp phải nhiều đợt giãn cách xã hội nên các nhà máy sản xuất buộc phải ngừng hoạt động, do vậy nguyên vật liệu chưa thể đi vào hoạt động sản xuất. Vì vậy cần phải tìm hiểu nguyên nhân tại sao DN lại tăng số dư hàng tồn kho? Cần phải tìm ra loại hàng nào đang thực sự
bị tồn đọng để có biện pháp giải phóng hàng tồn kho và dừng việc mua quá nhiều hàng hóa về dự trữ tránh tồn đọng.
2. Tài sản dài hạn đầu kỳ là 427.933 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 26,97%), cuối kỳ là 390.138 triệu đồng (chiếm 24,61%). Cho thấy, cơ cấu tài sản dài hạn của doanh nghiệp May 10 đang có xu hướng giảm, đã giảm đi 37.795 triệu đồng tương đương với 8,83% . Đây là mức giảm không quá lớn, tuy nhiên nó là nguyên nhân chính dẫn tới sự suy giảm của tổng tài sản. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm của tổng giá trị TSDH là sự do TS cố định năm 2020 đã giảm đi 44.065 triệu đồng , tương đương với mức giảm 13,35% . Cụ thể, tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng chủ yếu, đầu kỳ là 97,52%, cuối kỳ là 97,55%. Nhìn chung, cơ cấu như vậy được coi là hợp lý. Phần lớn thì tài sản dài hạn là đầu tư vào máy móc và thiết bị khi tỷ trọng lần lượt là 46,3% và 47.7% ở đầu kỳ và cuối kỳ, tiếp theo đó là đến nhà cửa và vật kiến trúc với tỷ trọng là 36,3% và 36,6%. Cho thấy, doanh nghiệp May 10 chú trọng vào nâng cao máy móc thiết bị để gia tăng sản xuất, mở rộng quy mô. DN cũng đang dần thay thế dây chuyền sản xuất kinh doanh kém hiệu quả nhằm đáp ứng được với nhu cầu của thị trường. Điều này có thể làm tăng doanh thu của DN hay có thể làm tăng khả năng cạnh tranh của DN nhưng cũng có thể làm VCSH giảm, do các chi phí liên quan đến TSCĐ tăng làm cho chi phí khấu hao tăng. Tài sản dài hạn khác giảm 1.389 triệu đồng tương đương với 4,64% trong khi TSNH khác, tiền và các khoản tương đương tiền cũng giảm mạnh cho thấy DN đang tích cực tập trung đầu tư dài hạn thay vì ngắn hạn , điều này một mặt có thể làm tăng khả năng sinh lời của khoản đầu tư,một mặt làm cho tính thanh khoản của tài sản giảm. Ngoài ra ta thấy từ năm 2019 đến năm 2020 DN không hề đẩy mạnh đầu tư vào các công ty con, Dn nên tích cực đẩy mạnh hơn nữa để có thể ảnh hưởng tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó sẽ thúc đẩy doanh thu và gia tăng lợi nhuận của DN lên mức tối đa. ● Kết luận:
Trước sự suy giảm của tổng tài sản doanh nghiệp, cần phải tìm hiểu nguồn gốc nào đã tài trợ cho nó, doanh nghiệp đã huy động nguồn vốn nào? Tỷ trọng TSNH của Dn tăng mạnh vào cuối năm 2020( tăng 3,15%) là do sự gia tăng đột biến về quy mô và tỷ trọng của hàng tồn kho bởi do ảnh hưởng của dịch bệnh mà việc tiêu thụ sản phẩm của DN đang gặp khó khăn, cho nên trước vấn đề này, DN cần có giải pháp quản lý lượng hàng đang bị ứ đọng để tránh làm tăng chi phí của DN, giảm hiệu suất sử dụng vốn. Hơn nữa sự gia tăng của các khoản phải thu cũng làm ảnh hưởng không tốt đến hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn lớn và khả năng không thu hồi được nợ tăng lên vì vậy đòi hỏi DN cần tăng cường quản trị nợ phải thu. Bên cạnh sự tăng lên về quy mô TSNH và sự sụt giảm về quy mô của TSDH, điều đó chứng tỏ, DN đang chú trọng phát triển theo chiều rộng,tức nhanh chóng gia tăng được lợi nhuận nhưng về lâu về dài sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh đối với các DN khác trong ngành.