Phân tích Khoản phải thu

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần MAY 10 ( mã m10) (Trang 35 - 39)

II- Đầu tư TC ngắn hạn( phát

2. Nhân tố giá vốn hàng bán:

4.1.3. Phân tích Khoản phải thu

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch %

1. SVpt (vòng) 10,21 8,39 1,82

SVpt = DTT/Spt

Spt ( triệu đồng) 337.441 397.308 -59.867 -15,07%

2. Kpt (ngày) 35,75 43,50 -7,75

Kpt = Số ngày/SVpt

Số ngày (ngày) 365 365

SVpt ( vòng) 10,21 8,39 1,82

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Đơn vị

Kpt 35,75 43,50 Ngày

Kpt = Spt / p

Spt 337.441 397.308 Trđ

p = DTT/365 9437,38 9132,87 Trđ/ngày

BẢNG CHỈ TIÊU (SVpt) MỘT SỐ CTCP MAY MẶC NỘI ĐỊA

SVpt VGG PPH M10 MSH MNB HCB TVT VGT Bình quân ngành Năm 2019 5,98 2,68 8,39 9,47 3,75 5,34 6,36 0,75 7,12 Năm 2020 4,64 1,41 10,21 9,31 3,37 4,65 6,12 0,94 6,78 Xác định mức độ ảnh hưởng SV (Spt pt) = = = 1,49 SVpt(DTT) = = = 0,33 K (Spt pt) = = = - 6,55 Kpt(p) = = = -1,19 Khái quát

Trong những năm gần đây, chiếm phần lớn trong các khoản phải thu ngắn hạn của M10 là khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng ( đều chiếm trên 80% ở các kỳ). Đây là 1 điều dễ hiểu bởi vì đặc thù của ngành là việc sản xuất kinh doanh theo tính thời vụ. Các bên được M10 cung cấp sản phẩm sẽ có thể nợ lại 1 phần và M10 cho phép điều đó để duy trì mối quan hệ với khách hàng.

2020, đồng thời làm cho Kpt giảm đi 7,75 (ngày), từ đó giúp DN có được 1 khoản tiết kiệm tương đối là 73.139,7 (trđ). So với SVpt bình quân ngành năm 2020 là 6,78 (vòng), SVpt của M10 ở mức khá cao. Điều này cho thấy M10 đang làm khá tốt việc thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn so với các DN cùng ngành. SVpt của DN tăng lên trong năm 2020 chứng tỏ được khả năng quản trị phải thu ngắn hạn của DN đang được nâng cao, từ đó có thể phần nào đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của M10.

Nhân tố số dư các khoản phải thu ngắn hạn

- Số dư các khoản phải thu ngắn hạn năm 2020 là 337.441 triệu đồng có tốc độ

giảm tương ứng 15,07% so với năm 2019 là 642.468 triệu đồng. Giả định khi các yếu tố khác không thay đổi thì sự giảm đi của số dư các khoản phải thu ngắn hạn nói trên sẽ làm tăng số vòng quay phải thu ngắn hạn 1,82 vòng và kì luân chuyển hàng tồn kho giảm 7,75 ngày. So với SVpt bình quân ngành năm 2020 là 6,78 (vòng), SVpt của M10 ở mức khá cao. Điều này cho thấy M10 đang làm khá tốt việc thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn so với các DN cùng ngành.

- Nguyên nhân:

May10 vừa là nhà sản xuất và vừa là doanh nghiệp bán buôn, chủ yếu hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài nên có số lượng các đơn hàng là rất nhiều nên mỗi năm luôn có một khoản phải thu rất lớn. Số dư các khoản phải thu ngắn hạn giảm đi qua các kì chủ yếu là do DN đã giảm được khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng. Trong khi đó, doanh thu thuần của DN vẫn tăng, điều này chứng tỏ M10 đang làm tốt việc sản xuất kinh doanh và quản trị khoản phải thu từ khách hàng. Tính toán này của M10 là phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn, DN cần phải kiểm soát khoản phải thu của khách hàng ở mức an toàn, từ đó làm gia tăng được sức mạnh tài chính.

Khi Spt thay đổi làm cho SVpt thay đổi nhưng chưa thấy được DTT thay đổi như thế nào, vị vậy chỉ xét độc lập nhân tố Spt thì không đủ cơ sở để đánh giá năng lực quản trị vốn của doanh nghiệp. Vì thế, phải xét đến nhân tố tiếp theo là doanh thu thuần của DN.

Nhân tố số doanh thu thuần

Doanh thu thuần của May10 năm 2020 tăng nhẹ 3,33% so với năm 2019, chủ yếu đến từ việc bán hàng với 85% tỷ trọng doanh thu. Với điều kiện các nhân tố khác không đổi, thì sự thay đổi của Doanh thu thuần đã làm cho số vòng thu hồi nợ bình quân trong năm 2020 tăng 1,82 vòng. Doanh thu thuần tác động cùng chiều đến SVpt và ngược chiều đến Kpt. Có thể thấy, đối với doanh nghiệp May 10, doanh thu thuần và số vòng thu hồi nợ tăng , kỳ thu hồi nợ bình quân giảm. Đại dịch COVID-19 kéo dài liên tục trong năm 2020 ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới, đặc biệt là các nước EU. Trong khi đó, thị trường là EU là thị trường chiến

lược của May10 để xuất khẩu, vì thế đã ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu của công ty năm 2020. Tuy nhiên, theo số liệu thì có thể thấy hệ số vòng quay các khoản phải thu và doanh thu thuần đều tăng thể hiện May 10 có tốc độ thu hồi nợ càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp doanh nghiệp nâng cao tiền mặt, tạo sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất.

- Nguyên nhân:

● Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 hầu hết các doanh nghiệp đều sụt giảm doanh thu, tuy nhiên doanh thu thuần của May10 lại có sự tăng nhẹ là May10 đã tận dụng nguyên vật liệu có sẵn của ngành dệt may để sản xuất những sản phẩm thay thế phù hợp với nhu cầu thị trường lúc này là các đồ dùng trong y tế như khẩu trang, đồ bảo hộ, … Tuy COVID-19 làm ảnh hưởng đến thị trường EU là thị trường xuất khẩu lớn của May10, tuy nhiên công ty vẫn xuất khẩu được một số lượng lớn khẩu trang sang thị trường này và các nước khác, trở thành thương hiệu uy tín về khẩu trang vải ở một số khu vực. Việc bổ sung và thay đổi mặt hàng đúng thời điểm, có chu kỳ sản xuất nhanh và thu tiền nhanh vừa giải quyết được việc làm và đảm bảo thu nhập cho người lao động, vừa mang lại dòng tiền nhanh và hiệu quả, làm giảm các chi phí và tăng doanh thu

● Việt Nam có mối quan hệ rất tốt với Mỹ khi mà Hiệp hội Quần áo và Da giày Hoa Kỳ đã yêu cầu chính quyền Mỹ và Việt Nam ưu tiên tiêm ngừa vaccine COVID-19 cho công nhân ngành may mặc, cùng với đó, năm 2020 Mỹ là một trong những nước nhập khẩu với số lượng lớn nhất cho khẩu trang Việt Nam

● Hiện nay, do đại dịch COVID-19 nên hệ thống hải quan các nước đang được thắt chặt, vì thế nên quần áo và các sản phẩm may mặc thương hiệu nước ngoài phải mất một thời gian rất lâu để đến tay người tiêu dùng. Vì vậy, người Việt Nam trong thời gian này đã lựa chọn hàng Việt Nam hơn và đó là một trong những lý do doanh thu của May 10 tăng.

Kết luận

Hệ số khoản phải thu khá cao cho thấy May 10 đang làm tốt việc thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn so với các DN cùng ngành, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp chủ đông trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. SVpt của DN tăng lên trong năm 2020 chứng tỏ được khả năng quản trị phải thu ngắn hạn của DN đang được nâng cao, từ đó có thể phần nào đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của M10. Ngoài ra, doanh thu thuần của May 10 lớn hơn so với số dư khoản phải thu cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động gia tăng.

Giải pháp

từng thị trường và ở nhiều lứa tuổi vì ngành thời trang là ngành có xu hướng thay đổi liên tục, sở thích của mỗi lứa tuổi và khác nhau vì vậy cần tập trung hơn nữa về chính sách phát triển sản phẩm để có thể thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng, từ đó tăng doanh thu bán hàng.

Thứ hai, cùng với sự lây lan của đại dịch COVID-19 thì cách mạng công nghệ 4.0, chuyển đổi số sẽ ngày càng phổ biến hơn, vì vậy để có thể bán hàng tốt trong thị trường nội địa và tiếp tục cạnh tranh với nhãn hiệu nước ngoài thì doanh nghiệp May 10 phải đẩy mạnh bán hàng bằng chuyển đổi số nhiều hơn, kết hợp với các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada do nhu cầu mua sắm online của người Việt hiện nay là rất lớn.

Thứ ba, cần tìm biện pháp để xử lý các khoản nợ phải thu khó đòi như của Công ty TNHH MTV Thương mại Việt Hàn hoặc Công ty TNHH Việt Thắng Jean. Đưa ra các mức chiết khấu hợp lý hoặc chiếu khấu thương mại để thu được tiền mặt càng sớm càng tốt, tránh việc để nợ phải thu khó đòi quá lâu.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần MAY 10 ( mã m10) (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)