II. Phải trả dài hạn 49.773 55.099 5.326 9,67%
3. HS hoàn trả nợ
= (c)/(d) 3,8673 4,4827 -0,6154 -13,73%
= 365/(3)
Khái quát:
Chi tiết:
1. Hệ số thu hồi nợ: năm 2020 là 10,3598 vòng tăng 1,9685 vòng cho với năm 2019 với tốc độ tăng là 23,46%. Cho biết bình quân trong 1 kỳ năm 2020 các khoản phải thu NH quay được 10,3598 vòng. Hệ số này tăng phản ánh hiệu quả của chính sách tín dụng thương mại, thể hiện năng lực quản trị Vốn bị chiếm dụng gia tăng, rút ngắn được thời gian bị chiếm dụng Vốn.
2. Kỳ thu hồi nợ bình quân: năm 2020 là 34,75 ngày giảm 8,15 ngày so với năm 2019 với tốc độ giảm là 19%.
=> Hệ số thu hồi nợ tăng chủ yếu do chỉ tiêu Phải thu NH bình quân giảm 64.166 trđ với tốc độ giảm 16,15%. Chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản phải thu ngắn hạn là khoản Phải thu người mua ngắn hạn. Vào đầu năm 2020, các khoản phải thu của khách hàng chi tiết theo khách hàng lớn giảm với tốc độ 25,63%, phần phải thu là các bên liên quan (Tập đoàn Dệt May Việt Nam) giảm mạnh từ 5.107 triệu đồng xuống 201 triệu đồng vào cuối năm 2020 (B09) tốc độ giảm là 96,06%. Theo quy định, khoản phải thu thương mại từ công ty liên quan không có đảm bảo, không tính lãi suất và có thời hạn hoàn trả là 30 ngày kể từ ngày ghi trên hoá đơn. Đây là thời gian cực kì ngắn nên việc giảm được các khoản phải thu của khách hàng nhằm tránh rủi ro ảnh hưởng từ các khoản nợ xấu, cho thấy M10 đang có chính sách quản trị khoản phải thu phù hợp trong mục này.
Bên cạnh đó DTT năm 2020 là 3.451.267 tăng 117.348 trđ với tốc độ tăng là 3,52%. Trong đó các chỉ tiêu DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ, DTT hđ Tài chính, Thu nhập khác đều tăng.
3. Hệ số Hoàn trả nợ: năm 2020 là 3,8673 vòng giảm 0,6155 vòng so với năm 2019 tốc độ giảm là 13,73%. Cho biết bình quân 1 kỳ năm 2020 các khoản phải trả DN sử dụng được 3,8673 lần chiếm dụng NH.
4. Kỳ trả nợ bình quân: năm 2020 là 93,09 ngày tăng 12,78 ngày so với năm 2019 với tốc độ tăng là 15,91%.
=> Cho thấy DN không làm giảm được thời gian chiếm dụng cần thiết dẫn đến hiệu quả hoạt động của M10 không gia tăng.
Các chỉ tiêu trong Hệ số Hoàn trả nợ đều tăng. Chỉ tiêu Giá vốn hàng bán cũng tăng 152.801 trđ (5,41%), ta thấy được Giá vốn tăng mạnh hơn cả DTT bh&ccdv cho thấy mặc dù chỉ tiêu DTT bh&ccdv tăng nhưng không có nghĩa là sản phẩm, hàng hóa của M10 càng được nhiều người tín nhiệm. Cho thấy chi phí cấu thành 1 sản phẩm của DN tăng cao.
Chỉ tiêu phải trả NH bình quân tăng. Chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản phải trả ngắn hạn là khoản Phải trả người bán ngắn hạn, Phải trả người lao động, Quỹ khen thưởng phúc lợi. Vào đầu năm 2020, các khoản phải trả chi tiết theo các nhà cung cấp lớn là 464.885 triệu đồng, tăng nhẹ vào cuối năm lên mức 475.068 triệu đồng với tốc độ tăng là
2,19%. ( Chi tiết ở trên đã đề cập). Việc giảm được các khoản phải trả người bán là các bên liên quan cho thấy được M10 đang có chính sách công nợ về mục này đi đúng hướng. Tốc độ chi trả lương cho người lao động còn đang hạn chế rất nhiều, với số lao động bình quân năm 2020 là 7.110 lao động với mức thu nhập bình quân là 7.768.000 nghìn đồng/người/tháng. Tuy nhiên, tổng công ty đã thực hiện được các chính sách bảo hiểm xã hội, trích nộp đúng đủ, đảm bảo thanh toán kịp thời các chế độ đối với người lao động, ngoài ra tổng công ty còn mua bảo hiểm thân thể 24/7 cho 100% cán bộ công nhân viên. Quỹ khen thưởng phúc lợi tăng, cho thấy doanh nghiệp có một tầm nhìn thận trọng trong tương lai khi thời kì đại dịch COVID, quỹ được trích lập sẽ được sử dụng để chi trả các khoản khen thưởng phúc lợi cho nhân viên của Tổng công ty, quỹ càng lớn thì càng đảm bảo được nhu cầu của cán bộ công nhân viên trong thời kỳ khó khăn.
Kết luận: Ta thấy được Năng lực quản trị Vốn bị chiếm dụng của DN gia tăng, nhưng Hiệu quả hoạt động của DN lại giảm sút. Chính sách quản trị chi phí vẫn chưa thực sự hiệu quả, hoạt động chính của DN là bán hàng và cung cấp dịch vụ nên yếu tố Giá vốn hàng bán rất quan trọng
Giải pháp:
Trước mắt M10 cần tập trung vào quản trị khâu sản xuất: sản xuất mặt hàng tiềm năng, kịp thời, nâng cao dây chuyền sản xuất để tiết kiệm Chi phí và nâng cao Doanh thu. Tiếp tục nâng cao năng lực quản trị vốn bị chiếm, đưa ra những chính sách bán chịu hợp lý hơn để nâng cao sức mua của khách hàng và gắn kết mối quan hệ hơn với các khách hàng lớn, tiềm năng. Nâng cao MQH với các nhà cung cấp để có thể đảm bảo nguồn cung và giá đầu vào nguyên vật liệu.