II. Phải trả dài hạn 49.773 55.099 5.326 9,67%
BÌNH QUÂN NGÀNH HỆ SỐ CÁC KHOẢN PHẢI THU
Mã CK công ty VGG PPH MSH MNB HCB M10 1.Phải thu Nhạn 1.380.443 771.738 395.670 642.893 137.252 291.775
Tổng phải thu 1.475.661 834.271 417.045 673.934 137.252 317.358
Tổng tài sản 4.134.662 3.097.719 2.627.755 1.804.101 716.490 1.585.157
HS các khoản pthu 0,3569 0,2693 0,1587 0,3736 0,1916 0,2002
5.3.1. Quy mô khoản phải thu:
Khái quát:Các khoản phải thu của M10 bằng 0,5281 lần khoản phải trả vào đầu năm 2020 và có dấu hiệu giảm vào cuối năm 2020 xuống còn 0,3563 lần tức giảm 0,172 tương đương với giảm 32,53% cho thấy M10 đang có chính sách ưu tiên sử dụng vốn hơn các DN cùng ngành.
Chi tiết:
- Phải thu của M10 đang tập trung chủ yếu bị chiếm dụng bởi phần phải thu ngắn hạn của khách hàng. Các khoản phải thu đang chiếm 0,2513 lần Tổng Tài sản vào đầu năm 2020 và đã giảm xuống còn 0,2002 lần vào cuối năm, giảm 0,051 (tốc độ giảm 20,34%). DN đang có lợi thế trong sử dụng Vốn do DN đang đi chiếm dụng vốn nhiều hơn là bị chiếm dụng vốn, tuy nhiên M10 không thể không sát xao trong việc “đòi nợ” các khoản phải thu tránh để xảy ra tình trạng khoản phải thu đó trở thành nợ xấu, nợ khó đòi. Chính vì vậy cũng cần phải tập trung vào các chính sách quản lý các khoản phải trả.
- Chỉ tiêu các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản phải thu ngắn hạn (86,97%). Nên DN đang đối mặt với áp lực khá lớn về nghĩa vụ thu hồi khoản này ít nhất là đầu năm 2021. Nếu M10 không thu hồi hết khoản này vào đúng thời hạn thì DN sẽ mất tương đương 16% Tổng giá trị Tài sản, dễ ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư và hoạch định trong tương lai của doanh nghiệp. Vì vậy đòi hỏi M10 Phải có chính sách quản trị các khoản phải thu tốt để tránh ảnh hưởng của nợ xấu gây thiệt hại đến hoạt động kinh doanh vào năm tiếp theo của toàn DN.
- Chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản phải thu ngắn hạn là khoản Phải thu người mua ngắn hạn. Vào đầu năm 2020, các khoản phải thu của khách hàng chi tiết theo khách hàng lớn là 341.237 triệu đồng, giảm xuống còn 253.758 triệu đồng vào cuối năm, phần phải thu là các bên liên quan (Tập đoàn Dệt May Việt Nam) giảm mạnh từ 5.107 triệu đồng xuống 201 triệu đồng vào cuối năm 2020 (B09). Theo quy định, khoản phải thu thương mại từ công ty liên quan không có đảm bảo, không tính lãi suất và có thời hạn hoàn trả là 30 ngày kể từ ngày ghi trên hoá đơn. Đây là thời gian cực kì ngắn nên việc giảm được các khoản phải thu của khách hàng nhằm tránh rủi ro ảnh hưởng từ các khoản nợ xấu, cho thấy M10 đang có chính sách quản trị khoản phải thu phù hợp trong mục này.
- Chỉ tiêu các khoản phải thu ngắn hạn khác đầu năm 2020 là 27.265 triệu đồng và giảm xuống còn 26.388 triệu đồng vào cuối năm, tức giảm 8,7 triệu đồng tương ứng với giảm 3,22%. Chỉ tiêu các khoản phải thu dài hạn khác đầu năm 2020 là
24.218 triệu đồng và tăng lên là 25.583 triệu đồng vào cuối năm, tức tăng 1.365 triệu đồng tương ứng với tăng 5,64%. Khoản phải thu có biến động tăng giảm như
vậy là do theo thỏa thuận một số khách hàng nước ngoài luôn ứng tiền trước cho công ty TNHH Thiệu Đô và công ty TNHH H.N.P thông qua M10 để thực hiện những dự án đầu tư thiết bị sản xuất các đơn hàng cho khách hàng nước ngoài đó tại 2 công ty trên. Số tiền khách hàng ứng trước sẽ trừ vào phí gia công sản phẩm tại 2 công ty đó.
5.3.2. Quy mô công nợ phải trả:
Khái quát: Ta thấy, hệ số các khoản phải trả của M10 là (0,5619) cao hơn mặt bằng chung của các DN khác cùng ngành. Các khoản phải thu của M10 bằng 0,5281 lần khoản phải trả vào đầu năm 2020 và có dấu hiệu giảm vào cuối năm 2020 xuống còn 0,3563 lần tức giảm 0,172 tương đương với giảm 32,53% cho thấy M10 đang có chính sách ưu tiên sử dụng vốn hơn so với các DN cùng ngành.
Chi tiết:
- Công nợ của M10 đang tập trung chủ yếu vào chiếm dụng Vốn của các bên liên quan và các công ty con (Công ty TNHH may Phù Đổng). Các khoản phải trả đang chiếm dụng 0,4759 lần Tổng Tài sản vào đầu năm 2020 và đã tăng lên 0,5619 lần vào cuối năm, tăng 0,086 (tốc độ tăng 18,07%). DN đang có lợi thế trong sử dụng Vốn do DN đang đi chiếm dụng vốn nhiều và bị chiếm dụng vốn ít hơn, vì vậy DN cần quản lý tốt các công nợ phải trả, duy trì khả năng thanh toán nhanh, thanh toán tức thời, thanh toán các khoản nợ đến hạn để có thể tận dụng được lợi thế khi đang đi chiếm dụng vốn.
- Chỉ tiêu các khoản phải trả người bán ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản phải trả ngắn hạn(56,5%). Nên DN đang đối mặt với áp lực khá lớn lớn về nghĩa vụ hoàn trả khoản phải trả ngắn hạn trong năm 2020. Nếu M10 thanh toán hết khoản phải trả ngắn hạn vào đúng thời hạn thì DN phải dùng đến 29,97% Tổng giá trị Tài sản vào cuối năm 2020. Vì vậy đòi hỏi M10 phải có chính sách quản trị công nợ tốt để tránh nợ xấu gây thiệt hại đến hoạt động kinh doanh vào năm tiếp theo của toàn DN.
- Chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản phải trả ngắn hạn là khoản Phải trả người bán ngắn hạn, Phải trả người lao động, Quỹ khen thưởng phúc lợi. Vào đầu năm 2020, các khoản phải trả chi tiết theo các nhà cung cấp lớn là 464.885 triệu đồng, tăng nhẹ vào cuối năm lên mức 475.068 triệu đồng. Phần phải trả người bán là các bên liên quan: công ty TNHH May Phù Đổng và Tập đoàn May Dệt Việt Nam giảm xuống còn 1.007 triệu đồng (B09), tuy nhiên mức giảm khoản phải trả này chưa đủ để bù đắp vào khoản phải trả người bán chi tiết theo nhà cung cấp lớn. Theo quy định khoản phải trả thương mại đối với công ty con và các công ty liên kết liên quan khác không được đảm bảo, không chịu lãi và cần phải được thanh toán trong vòng từ 30-120 ngày kể từ ngày ghi trên hoá đơn, đây là thời gian cực kì
ngắn nên việc giảm được các khoản phải trả người bán là các bên liên quan cho thấy được M10 đang có chính sách công nợ về mục này đi đúng hướng.
- Khoản phải trả người lao động ở đầu năm 2020 là 180.014 triệu đồng và tăng lên là 301.066 triệu đồng vào cuối năm 2020 tức tăng 121.052 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 67,25%. Cho thấy tốc độ chi trả lương cho người lao động còn đang hạn chế rất nhiều, với số lao động bình quân năm 2020 là 7.110 lao động với mức thu nhập bình quân là 7.768.000 nghìn đồng/người/tháng. Tuy nhiên, tổng công ty đã thực hiện được các chính sách bảo hiểm xã hội, trích nộp đúng đủ, đảm bảo thanh toán kịp thời các chế độ đối với người lao động, với tổng số tiền đã nộp trong năm 2020 là 109,15 tỷ đồng. Ngoài ra tổng công ty còn mua bảo hiểm thân thể 24/7 cho 100% cán bộ công nhân viên.
- Quỹ khen thưởng phyc lợi vào đầu năm 2020 là 13.604 triệu đồng và tăng lên là 22.189 triệu đồng vào cuối năm 2020 tức tăng 8.585 trđ tương ứng với mức tăng là 63,11%. Cho thấy doanh vẫn diễn nghiệp có một tầm nhìn thận trọng trong tương lai khi thời kì đại dịch COVID hết sức phức tạp với nhiều tình trạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải thực hiện kinh doanh tại chỗ 3K. Quỹ này được trích lập từ lợi nhuận chưa phân phối theo sự phê duyệt của Đại hội đồng Cổ đông của Tổng công ty. Quỹ được trích lập sẽ được sử dụng để chi trả các khoản khen thưởng phúc lợi cho nhân viên của Tổng công ty, quỹ càng lớn thì càng đảm bảo được nhu cầu của cán bộ công nhân viên trong thời kỳ khó khăn.
- Chỉ tiêu các khoản phải trả dài hạn đầu năm 2020 là 55.099 triệu đồng và giảm xuống còn 49.773 triệu đồng vào cuối năm, tức giảm 5.326 triệu đồng tương ứng với giảm 9,67%. Nợ giảm là do 3 nguyên nhân chính: khoản người mua trả tiền trước dài hạn, quỹ phát triển khoa học và công nghệ, phải trả dài hạn khác. ● Chỉ tiêu người mua trả tiền trước dài hạn: vào đầu năm 2020 là 36.433 triệu đồng
giảm xuống còn 25.789 triệu đồng tức giảm 10.64 triệu đồng tương ứng với giảm 29,22%. Điều này cho thấy có lẽ M10 đang bị mất đi những đơn đặt hàng trả tiền trước do ảnh hưởng của đại dịch, biên giới các nước EU phải đóng cửa, nền kinh tế Eu bị ảnh hưởng nặng nề khiến lượng cung cầu bị ảnh hưởng.
● Chỉ tiêu Phải trả dài hạn khác: vào đầu năm 2020 là 11.559 triệu đồng giảm xuống còn 11.450 triệu đồng vào cuối năm, tức giảm 109 triệu đồng tương ứng với giảm 0,94% (mức giảm không đáng kể do phần đặt cọc dài hạn giảm vào cuối năm 2020 giảm nhẹ)
● Quỹ phát triển khoa học và công nghệ: vào đầu năm 2020 là 7.107 triệu đồng và tăng lên là 12.534 triệu đồng tức tăng 5.427 triệu đồng tương đương với mức tăng mạnh là 76,36 triệu đồng. Quỹ được lập ra nhằm để có nguồn kinh phí với chức năng tài trợ, cho vay để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do mỗi cá nhân nói riêng và tổ chức M10 nói chung đề xuất. Quỹ càng lớn thì mức độ thành công trong việc đầu tư vào những mô hình mới về sản xuất như dây chuyền máy móc, thiết bị nhà xưởng,…càng lớn. Quỹ này có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp M10 nói riêng và các doanh nghiệp nói chung.
Đối chiếu các khoản phải thu và các khoản phải trả ta thấy M10 đi chiếm dụng Vốn nhiều hơn là bị chiếm dụng Vốn. Đây cũng như là con dao 2 lưỡi đối với M10, nó mang lại lợi thế trong việc sử dụng nguồn Vốn thúc đẩy HĐKD của DN xong tạo áp lực rất lớn cho DN bởi các khoản nợ ngắn hạn. Vì vậy trọng điểm quản lý của DN là quản lý thật tốt nợ ngắn hạn cũng như những khoản phải thu ngắn hạn từ khách hàng.
Giải pháp đối với khoản nợ phải trả:
Đối với nợ phải trả DN phải xem xét khoản nợ lớn nhất là của đối tượng nào và bằng nguồn lực Tài chính nào có thể chi trả các khoản nợ ngắn hạn.
Cần ghi nhận và theo dõi sát sao các khoản phải trả nhà cung cấp phát sinh khi chúng ta mua hàng hóa, dịch vụ từ 1 công ty hay cá nhân khác để DN kiểm soát được tình hình Tài chính tốt hơn:
- Quản lý theo từng hóa đơn và hạn thanh toán: Doanh nghiệp cần đảm bảo có đầy đủ các biểu mẫu sau: Báo cáo tuổi nợ của các hóa đơn, bảng kê các hóa đơn đến hạn thanh toán, bảng kê các hóa đơn quá hạn, bảng kê hóa đơn còn nợ của một nhà cung cấp.
- Quản lý theo từng hợp đồng mua: Vì mỗi hợp đồng lại có nhiều kỳ hạn thanh toán nên để quản lý nhiều hợp đồng, cần phải có chính sách mua hàng, bán hàng hợp lý.
- Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng nên có sự chuẩn bị, đào tạo kỹ lưỡng về mặt nhân sự để thực hiện tốt công việc đàm phán với khách hàng.
- Trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn ra, M10 cần thúc đẩy thanh toán khoản phải trả (lương) cho cán bộ công nhân viên công ty vào ngay đầu năm 2021 để đảm bảo được nhu cầu thiết yếu cũng như cuộc sống của người lao động.
- Hiện nay khẩu trang và những đồ liên quan đến y tế đã đóng góp vai trò lớn trong việc phòng ngừa dịch bệnh trong thời kỳ đại dịch trên toàn cầu, chính vì vậy đây là thời điểm phù hợp để M10 mở rộng và phát triển các đơn hàng nội và ngoại địa, phát triển dây chuyền sản xuất với việc cung cấp khẩu trang và bộ đồ bảo hộ y tế, ….
Giải pháp đối với khoản phải thu:
Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp phải gánh chịu nhiều bất lợi do khách hàng của họ chậm hoặc chây ỳ không chịu trả nợ. Công ăn việc làm của người lao động cũng như sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào các khoản nợ đến hạn và các khoản doanh nghiệp cho khách hàng vay. Để có thể tránh được tình trạng này, doanh nghiệp phải có các phương pháp quản lý các khoản phải thu một cách hợp lý.
- Yêu cầu khách hàng ký thỏa thuận, quy định việc thanh toán bắt buộc phải thực hiện đúng hạn và nêu rõ mức phạt khách hàng phải chịu nếu thanh toán chậm. Luôn luôn lưu trữ dưới dạng tài liệu mọi giao dịch, liên hệ của bạn với khách hàng như email, thư, cuộc gọi,…đòi nợ. Việc này rất cần thiết đối với M10 khi tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến hết sức phức tạp.
- Đánh giá và tìm cách cải thiện các quy trình liên quan đến hiệu quả khoản phải thu. Về cơ bản, có ba quy trình liên quan đến khoản phải thu là: chuyển tiền, quản
trị tín dụng khách hàng và thu hồi nợ.
- Chủ động liên hệ với khách hàng sớm để làm việc về các khoản phải thu thay vì chờ đến ngày hoá đơn hết hạn thanh toán. Điều này không chỉ giúp M10 quản lý tốt các khoản phải thu mà còn duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. - Đối với các khoản nợ xấu như nợ khó đòi, nợ quá hạn, để giảm bớt rủi ro có thể
xảy ra M10 cần có các biện pháp thích hợp như: bán các khoản phải thu nợ cho công ty mua bán nợ, ngừng cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho những đơn hàng mới. - Khi thu hồi nợ, M10 phải chắc chắn đang nói chuyện với “đúng người” – người có
khả năng quyết định chi trả.
- Thiết lập các chỉ số nhằm đo lường hiệu quả hoạt động các khoản phải thu. Các chỉ số này sẽ giúp các nhà quản lý của M10 nhìn thấy được và đo được hiệu quả hoạt động các khoản phải thu. Hiện nay các công ty thường sử dụng ba chỉ tiêu cơ bản sau để đo lường hiệu quả hoạt động của khoản phải thu như vòng quay các khoản phải thu, tỷ lệ các khoản phải thu trên doanh thu, sắp xếp tuổi nợ các khoản phải thu. Các chỉ tiêu này cần phải đáp ứng được 3 tiêu chuẩn : nhất quán, chuẩn hóa, phải được thông báo và hiểu bởi các bộ phận liên quan trong công ty
- => Trên đây là một số các đề nghị dành cho M10 quản lý hiệu quả các khoản phải thu. Quản lý hiệu quả các khoản phải thu không chỉ cải thiện dòng vốn lưu động và dòng tiền mặt mà còn giúp doanh nghiệp xây dựng tốt mối quan hệ với các khách hàng. 5.3.3. Quản trị Công nợ QUẢN TRỊ CÔNG NỢ Chỉ tiêu 31/12/2020 31/12/2019 So sánh Chênh lệch TL (%) a. DTT 3.451.267 3.333.919 117.348 3,52%
b. Phải thu NH bình quân 333.141,5 397.307,5 -64.166 -16,15%
c. GVHB 2.979.331 2.826.530 152.801 5,41%
d. Phải trả NH bình quân 770.385,5 630.536,5 139.849 22,18%