Nhân tố số dư các khoản phải thu ngắn hạn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần MAY 10 ( mã m10) (Trang 29 - 30)

II- Đầu tư TC ngắn hạn( phát

1.Nhân tố số dư các khoản phải thu ngắn hạn

- Số dư các khoản phải thu ngắn hạn năm 2020 là 337.441 triệu đồng có tốc độ giảm tương ứng 15,07% so với năm 2019 là 642.468 triệu đồng. Giả định khi các yếu tố khác không thay đổi thì sự giảm đi của số dư các khoản phải thu ngắn hạn nói trên sẽ làm tăng số vòng quay phải thu ngắn hạn 1,82 vòng và kì luân chuyển hàng tồn kho giảm 7,75 ngày. So với SVpt bình quân ngành năm 2020 là 6,78 (vòng), SVpt của M10 ở mức khá cao. Điều này cho thấy M10 đang làm khá tốt việc thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn so với các DN cùng ngành.

- Nguyên nhân:

May10 vừa là nhà sản xuất và vừa là doanh nghiệp bán buôn, chủ yếu hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài nên có số lượng các đơn hàng là rất nhiều nên mỗi năm luôn có một khoản phải thu rất lớn. Số dư các khoản phải thu ngắn hạn giảm đi qua các kỳ chủ yếu là do DN đã giảm được khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng. Trong khi đó, doanh thu thuần của DN vẫn tăng, điều này chứng tỏ M10 đang làm tốt việc sản xuất kinh doanh và quản trị khoản phải thu từ khách hàng.

Tính toán này của M10 là phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn, DN cần phải kiểm soát khoản phải thu của khách hàng ở mức an toàn, từ đó làm gia tăng được sức mạnh tài chính.

Khi Spt thay đổi làm cho SVpt thay đổi nhưng chưa thấy được DTT thay đổi như thế nào, vị vậy chỉ xét độc lập nhân tố Spt thì không đủ cơ sở để đánh giá năng lực quản trị vốn của doanh nghiệp. Vì thế, phải xét đến nhân tố tiếp theo là doanh thu thuần của DN.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần MAY 10 ( mã m10) (Trang 29 - 30)