Giải pháp 1: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015-2020 (Trang 81 - 83)

1. Một số vấn đề lý luận chung về BHYT

3.2.1.Giải pháp 1: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật

pháp luật về bảo hiểm y tế hộ gia đình.

Khi áp dụng giải pháp này sẽ có những ưu, nhược điểm là:

Ưu điểm:

Tuyên truyền giúp nhân dân hiểu rõ các quan đi ểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đ ối với công tác BHXH, BHYT trong tình hình mới và mục tiêu BHXH cho người lao động. Khi người dân nhận thức đầy đủ về BHYT thì mức độ sẵn sàng tham gia BHYT sẽ tốt hơn.

Nhược điểm:

Tuyên truyền là hoạt động nêu ra các thông tin với mục đích cho nhiều người biết nhằm làm thay đổi thái độ, suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của quần chúng theo chiều hướng mà người nêu thông tin mong muốn. Tuy nhiên để thay đổi suy nghĩ của một con người thì không phải một sớm một chiều mà nó là cả quá trình lâu dài. Chính vì vậy mà chi phí để chi cho công tác tuyên truyền sẽ rất lớn.

Công tác tuyên truyền phải gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ và thực hiện chế độ, chính sách BHYT; đổi mới phương pháp làm việc theo tác phng phục vụ, chi trả nhanh chóng, kịp thời, bảo đảm quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế; thực hiện minh bạch, công khai và tăng cường quản lý các hoạt động khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Đồng thời, tiếp tục đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền BHYT, đảm bảo tính phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Tăng cường phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cấp, ngành, coi trọng và phát huy vai trò đơn vị cơ sở, các xã, phường, thị trấn…, là địa bà n trực tiếp tổ chức vận động đối tượng và giám sát thực hiện chế độ BHYT.

Trong 6 tháng thực hiện thí điểm đơn vị chủ động tổ chức hoặc phối hợp cùng các đại lý là Hội phụ nữ, Bưu điện tổ chức 125 cuộc tuyên truyền, đối thoại trực tiếp với người dân tại các thôn, tổ dân phố. Tại các buổi tuyên truyền đối thoại người dân được cán bộ tuyên truyền về Luật BHYT những nội dung gắn liền với quyền và trách nhiệm của mỗi người, được chứng kiến những người tại địa phương không may mắc bệnh hiểm nghèo phải điều trị với chi phí cao nhưng đã được quỹ BHYT chi trả do có tham gia BHYT ; người dự hội nghị tuyên truyền được phát tờ rơi và còn có những phần quà ý nghĩa cho những người đăng ký tham gia ngay tại buổi tuyên truyền. Đối với các hộ gia đình thuộc diện hộ gia đình có mức sống trung bình thì được phát mẫu biểu đ ể đề nghị Ủy ban nhân dân xã xác nhận và sẽ được hỗ trợ mức đóng từ Ngân sách nhà nước và từ quỹ kết dư KCB BHYT. Do hình thức tuyên truyền được đổi mới nên tại nhiều buổi tuyên truyền có nhiều người đã đăng ký tham gia BHYT cho cả hộ gia đình với số lượng đăng ký tham gia từ

35 người đến 90 người/cuộc. Xác định được hiệu quả của việc tuyên truyền qua hệ thống đài truyền thanh, BHXH các huyện, thành phố đã ký 06 hợp đồng tuyên truyền với Đài truyền thanh cấp huyện để Đài truyền thanh huyện phát sóng đến Đài truyền thanh cấp xã và truyền sóng đến loa công cộng tại thôn, tổ dân phố vào đầu giờ buổi sáng, trưa và cuối giờ chiều hàng ngày. Ngoài ra, BHXH tỉnh còn ký hợp đồng với Đài Truyền hình Hà Nam để Hỏi – Đáp về chính sách BHYT nói chung và BHYT hộ gia đình nói riêng tại chuyên mục “Vấn đề hôm nay”, với số lượng hai buổi/ tuần vào tối thứ sáu và phát lại vào tối chủ nhật....

Mặt khác, để t ăng cường nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, của từng đối tượng, từng địa bàn dân cư, BHXH tỉnh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Nam xây dựng nội dung thông tin về BHXH, BHYT và đăng tải hàng tháng trong Bản tin nội bộ là tài liệu phục vụ sinh hoạt của các chi bộ trong toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015-2020 (Trang 81 - 83)