1. Một số vấn đề lý luận chung về BHYT
3.2.2. Giải pháp 2:Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước và vai trò
nước và vai trò của các tổ chức Hội, đoàn thể
Ưu điểm: Các sở, ban, ngành phải có trách nhiệm tham mưu với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban dân dân tỉnh để có cơ chế hỗ trợ mang tính bền vững đối với thành viên hộ gia đình tham gia BHYT nhất là hộ gia đình cận nghèo, hộ gia đình làm nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình. Trong hai năm 2015, 2016 Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết hỗ trợ mức đóng từ ngân sách địa phương; từ nguồn vốn hỗ trợ của Dự án y tế Đồng bằng Bắc bộ; từ quỹ kết dư KCB BHYT cho các đối tượng: Thành viên hộ gia đình cận nghèo được hỗ trợ 100% mức đóng (70% theo Luật còn 30% từ ngân sách địa phương); thành viên hộ gia đình có mức sồng trung bình được hỗ trợ 50% mức đóng (trong đó theo quy định chỉ được hỗ trợ 30%, quỹ kết dư KCB BHYT hỗ trợ 20%); đảng viên có tuổi đảng từ 03 đến dưới 40 năm, người có tuổi đời từ 70 đến dưới 80 tuổi được hỗ trợ 100% mức đóng từ quỹ kết dư KCB BHYT.
Nghị quyết của Đảng các cấp về công tác BHYT hộ gia đình thì tất cả đảng viên phải thực hiện. Chính mỗi đồng chí đảng viên sẽ một tuyên truyền viên về BHYT nói chung và BHYT HGĐ nói riêng. Tất cả các gia đình có đảng viên thì sẽ là các gia đình đầu tiên tham gia BHYT 100% thành viên trong hộ gia đình.
Đưa chỉ tiêu tham gia BHYT trên địa bàn là một trong các chỉ tiêu đánh giá xếp loại chất lượng đảng viên, kết quả lao động của người đứng đầu chính
quyền địa phương đặc biệt là cấp xã.
Nhược điểm: Việc hỗ trợ mua thẻ BHYT cho các đối tượng từ ngân sách địa phương cũng gặp khó khăn bởi thu ngân sách địa phương chưa đủ để chi. Có chăng chỉ là chuyển từ nguồn cấp cho ngành y tế sang cấp mua thẻ BHYT.