Nghiên cứu xử lý TV sau khi sử dụng để xử lý nướ cô nhiễm

Một phần của tài liệu Luan an (Trang 39 - 40)

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.5. Nghiên cứu xử lý TV sau khi sử dụng để xử lý nướ cô nhiễm

Sinh khối thực vật chứa các chất ô nhiễm có thể sẽ là nguồn ô nhiễm nghiêm trọng, do đó tuỳ thuộc vào tính độc của nguồn nước được xử lý cũng như hàm lượng các chất ô nhiễm trong cơ thể các thực vật mà có được phương pháp quản lý và xử lý cho phù hợp. Nếu sử dụng các thực vật để trồng bằng nguồn nước thải đã qua xử lý (xử lý những thành phần độc hại như KLN, các vi sinh vật có hại,…) của các nhà máy thực phẩm, các khu dân cư, nhà máy sản xuất phân hoá học,… đáp ứng tiêu chuẩn nước tưới tiêu của Bộ Tài nguyên và môi trường [14] và hàm lượng các chất ô nhiễm trong thực vật đảm bảo thoả mãn chất lượng sản phẩm nông nghiệp thực phẩm được quy định bởi Bộ Y tế thì có thể sử dụng các sản phẩm này cung ứng nhu cầu lương thực thực phẩm cho thị trường. Còn nếu trồng các thực vật bằng các loại nước thải có chứa thành phần các chất độc hại vượt ngưỡng cho phép như nước thải của các ngành luyện kim, hoá chất, nước thải công nghiệp và hàm lượng các KLN này trong thực vật sau xử lý cao hơn GTGH của QCVN 07: 2009/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại) thì sinh khối thực vật sẽ được thu hoạch để xử lý hoặc ủ để phục hồi kim loại sử dụng vào các mục đích khác nhưng tuyệt đối không được sử dụng cho mục đích ăn uống. Các phương pháp phổ biến hiện nay đang sử dụng để xử lý sinh khối của thực vật đã qua quá trình xử lý nước gồm có:

- Ủ hoặc đóng rắn sinh khối: Phương pháp này làm giảm lượng lớn sinh khối của thực vật. Sau khi thực vật được xử lý có thể mang đến bãi chôn lấp tập trung hoặc xử lý như đối với chất thải nguy hại. Phương pháp này được áp dụng cho

những thực vật dùng để xử lý các chất độc như các KLN, các chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật khó phân huỷ.

- Khí hóa: Đây là phương pháp rất có ý nghĩa, giúp cho phương pháp xử lý bằng thực vật có hiệu quả kinh tế và triệt để. Chủ yếu để xử lý các sinh khối thực vật. Khí hoá là quá trình đốt cháy nguồn nguyên liệu thực vật trong môi trường thiếu ôxi để sản sinh ra các chất khí dễ cháy bao gồm carbon monoxide (CO), hydro

(H2) và mộtphần khí metan (CH4). Hỗn hợp khí này có thể được sử dụng để chạy

động cơ đốt trong hay được sử dụng để sản xuất methanol (CH3OH) - nhiên liệu

cho động cơ nhiệt cũng như là nguyên liệu cho ngành công nghiệp hóa chất và quan trọng là nguyên liệu cho hệ thống máy phát điện thông qua động cơ đốt trong để tạo công cơ học làm quay máy phát tạo ra nguồn điện.

Một phần của tài liệu Luan an (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w