8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Chất lượng nước sông Nhuệ trong thời gian nghiên cứu
Sông Nhuệ có tầm quan trọng to lớn đối với vùng lưu vực mà nó chảy qua. Ngược lại, các quá trình kinh tế xã hội phát triển nhanh chóng trong thời gian vừa qua cũng đã tạo nên những sức ép to lớn đối với môi trường sông. Sau hơn 2 năm khảo sát lấy mẫu nước, mẫu trầm tích về phân tích nhận thấy chất lượng nước sông Nhuệ bị ô nhiễm nặng nề, sự ô nhiễm khác nhau rõ rệt giữa mùa mưa và mùa khô, thể hiện qua các thông số chất lượng nước được phản ánh cụ thể ở phần 3.1.1, 3.1.2, 3.1.3, 3.1.4 và Phụ lục 6.
3.1.1.Chất lượng nước sông Nhuệ qua các thông số vật lý
- pH: Kết quả quan trắc chất lượng nước cho thấy nước sông Nhuệ có độ kiềm
nhẹ (pH: 7,1÷7,9) tại các vị trí khảo sát ở cả hai mùa mưa và mùa khô và nằm trong phạm vi cho phép của QCVN 8:2008 /BTNMT- quy chuẩn nước mặt dùng cho các mục đích khác nhau (6-8,5) [14]. Trong mùa mưa, ở hầu hết các điểm quan trắc, pH trên sông Nhuệ có độ kiềm nhẹ hơn so với mùa khô. Ở pH này là điều kiện thuận lợi để nhiều hợp chất của kim loại Fe, Al, Pb… kết tủa và lắng xuống tạo trầm tích đáy sông.
- Độ dẫn điện (EC): Độ dẫn điện biểu thị hàm lượng các ion kim loại cũng như hàm lượng các chất rắn hoà tan (TDS) có trong nước. EC càng cao chứng tỏ hàm lượng các ion kim loại và TDS có trong nước càng cao. EC trung bình trong nước sông Nhuệ có sự khác nhau rõ rệt giữa mùa khô và mùa mưa. Các giá trị EC trong mùa khô thường gấp đôi so với mùa mưa ở hầu hết các vị trí khảo sát. Trong mùa khô, EC đạt các giá trị trong khoảng 218 ÷661μs/m, cao nhất tại Cầu Tó và thấp nhất tại cầu Cống Thần. So sánh với tiêu chuẩn nước tưới được đề cập bởi Anzecc và Armcanz (2000) [56] là 350μs/m thì trong mùa khô chỉ có 2 vị trí tại cầu Đồng Quan và cầu Cống Thần đạt tiêu chuẩn về độ dẫn điện cho nước tưới nông nghiệp. EC trong mùa mưa nằm trong khoảng 168÷ 319μs/cm, thoả mãn tiêu chuẩn nước tưới cho nông nghiệp của Anzecc và Armcanz (2000) tại tất cả các vị trí quan
trắc.
- Hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng (Total suspended Solids - TSS ): Hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng trong mùa khô nằm trong khoảng 207÷ 297 mg/l và trong mùa mưa nằm trong khoảng 171 ÷208 mg/l. TSS gấp từ 4 đến 6 lần GTGH B1 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT trong mùa khô và gấp 3,5 đến 4 lần GT này trong mùa mưa. Mặc dù sông Nhuệ có tốc độ dòng chảy rất chậm, lòng sông lại hẹp nhưng TSS cao chứng tỏ sự hiện diện một hàm lượng lớn các chất thải đang bị phân huỷ là kết quả của sự xả thải rác thải, chất thải thiếu ý thức xuống lòng sông.
- Hàm lượng oxy hoà tan (Dissolved oxygen- DO): Hình 3.1. biểu thị hàm lượng oxy hòa tan ở các vị trí nghiên cứu trên sông Nhuệ trong giai đoạn 2013-2015.
Hình 3.1. Hàm lượng DO ở các vị trí nghiên cứu trên sông Nhuệ trong giai đoạn 2013- 2015
Hàm lượng DO rất thấp và không đạt quy chuẩn nước mặt Việt Nam loại nước cấp cho tưới tiêu thủy lợi (QCVN 8:2008 /BTNMT loại B1) trên cả chiều dài đoạn sông nghiên cứu trong cả hai mùa, mùa mưa (Đợt 2,3) và mùa khô (Đợt 1,4), ngoại trừ điểm Cống Thần trong mùa mưa. Hàm lượng DO thấp nhất tại Cầu Tó
(DOmin= 1,2mg/l trong mùa khô, DOmin =2,3 mg/l trong mùa mưa), cao hơn ở 3
= 4,2 (mùa mưa tháng 7/2015) đạt được giá trị B1 của QCVN 8:2008/BTNMT - tiêu chuẩn nước mặt để cấp cho tưới tiêu.
Qua các thông số vật lý trong nước sông Nhuệ ở đoạn sông nghiên cứu nhận thấy ngoài giá trị pH, các thông số vật lý khác như DO, TSS đều không đạt tiêu chuẩn để cấp nước tưới tiêu, đặc biệt trong mùa khô, các giá trị này đều không đạt GTGH của QCVN 8:2008 /BTNMT.