Các hoạt động quản lý môi trường ở đoạn sông từ Cầu Tó tới Cống Thần

Một phần của tài liệu Luan an (Trang 155)

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.5.2.4. Các hoạt động quản lý môi trường ở đoạn sông từ Cầu Tó tới Cống Thần

Trong các năm từ 2010-2016, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã tiếp tục thực hiện và ban hành các văn bản cụ thể hóa và tăng cường công tác BVMT như: cơ chế chính sách đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách thành phố thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chôn lấp rác thải nông thôn; quản lý hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, vườn thú; quản lý cụm công nghiệp và quản lý chất thải rắn thông thường.

Trong các năm 2010 và 2015, tiến hành quan trắc, đánh giá chất lượng và lưu lượng xả thải tại các cửa xả trực tiếp vào sông Nhuệ ( 26 điểm).

UBND 5 quận, huyện trên đoạn sông đã ủy quyền cho Ban Quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất thực hiện xác nhận cam kết BVMT đối với các cơ sở hoạt động trong KCN theo quy định, đáp ứng yêu cầu quản lý môi trường của các khu công nghiệp.

Việc tiến hành thanh tra, kiểm tra thực hiện Luật BVMT và Luật Tài nguyên nước đối với các cơ sở sản xuất và xử lý vi phạm được diễn ra hàng năm.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật BVMT trên địa bàn LVS cũng từng bước được nâng cao. Sở TN&MT, UBND thành phố, Ban Tuyên giáo Thành phối hợp đưa nội dung BVMT vào tài liệu sinh hoạt nội bộ; tổ chức lớp tập huấn cho các ngành, Ban tuyên giáo quận, huyện, thị xã về Nghị quyết 03-HĐND và Đề án số 141 của UBND thành phố về BVMT; tổ chức tốt các cuộc giao ban báo chí về ô nhiễm môi trường làng nghề; phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện chương trình “Hướng dẫn phân loại rác tại nguồn, sử dụng rác thải sau phân loại làm phân hữu cơ tại nhà phục vụ trồng rau xanh và cây cảnh.

Một phần của tài liệu Luan an (Trang 155)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w