8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.2.2. Sự phát triển kinh tế khu vực sông Nhuệ và những ảnh hưởng đến chất lượng nước sông
trọng. Dân số Hà Nội tăng nhanh cũng khiến tình trạng lấn chiếm bờ sông, trong đó nhiều khu vực bờ sông Tô Lịch, Kim Ngưu được sử dụng để sinh sống, họp chợ, xả rác và nước thải trực tiếp trên bề mặt gây ô nhiễm nước mặt, cản trở lưu thông của dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh tạo nước tù. Môi trường yếm khí gia tăng phân hủy các hợp chất hữu cơ, không những gây mùi hôi thối, ô nhiễm nguồn nước và môi trường mà còn gây khó khăn trong việc lấy nguồn nước mặt để xử lý thành nguồn nước sạch đủ tiêu chuẩn cấp cho các hoạt động sống và sản xuất của dân cư vùng lưu vực sông.
1.3.2.2. Sự phát triển kinh tế khu vực sông Nhuệ và những ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Nhuệ chất lượng nước sông Nhuệ
Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của cả nước. Nhiều năm liền, Hà Nội duy trì mức tăng trưởng kinh tế khoảng 8,8% /năm còn Hà Nam là tỉnh nằm ở cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội, là tỉnh có vị trí quan trọng về phát triển kinh tế-xã hội với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân trên 13%/năm. Tại Hà Nội, trong những năm gần đây các ngành dịch vụ, công nghiệp, xây dựng, ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng và phát triển vượt bậc. Cụ thể, trong năm 2016, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng tăng 8.5%; Giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ là 9,5%, nông lâm nghiệp thuỷ sản 2%,…[49]; Tại Hà Nam, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp [49].Tổng lượng nước đang được khai thác, sử dụng
hàng năm ở Hà Nội và Hà Nam ước tính khoảng 130 tỷ m3, chiếm 19% tổng lượng
nước hiện có của cả nước. Trong đó, trên 80% lượng nước được sử dụng cho mục
đích nông nghiệp (khoảng 100 tỷ m3/năm). Ngoài ra, nước còn được sử dụng cho
sản xuất năng lượng, sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản và hoạt động sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Cơ cấu sử dụng nước đang có xu hướng tăng dần cho công
nghiệp, thủy sản và sinh hoạt… Sự gia tăng các hoạt động phát triển kinh tế này đã gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đặc biệt là môi trường nước mặt trong đó có sông Nhuệ, là con sông cấp nước chính cho các hoạt động nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, cũng là con sông phải đón nhận toàn bộ nước thải của Hà Nội mỗi ngày (Bảng 1.4).
Bảng 1.4. Hiện trạng sử dụng nước sông Nhuệ
Đoạn sông Chiều dài (km) Hiện trạng sử dụng Tiếp nhận từ nước thải
nước sông Nhuệ
Cống Liên Mạc – 15,68 Tưới tiêu cho nông Hoài Đức,
Cầu Hà Đông nghiệp Từ Liêm
Cầu Hà Đông – Tưới tiêu cho nông Hoài Đức,Hà
4,34 nghiệp, nuôi thuỷ sản, Đông,Thanh Trì,nội
Cầu Tó
chứa nước thải thànhHà Nội
Cầu Tó – Thanh Trì, Hà
17,14 Đông,Thanh Oai,
Cầu Chiếc
Tưới tiêu cho nông Thường Tín
Cầu Chiếc – 17,33 nghiệp, nuôi thuỷ sản, Thanh Oai, Thường Tín,
Đồng Quan chứa nước thải
Đồng Quan – 13,56 Phú Xuyên, Ứng Hòa
Cống Thần
Tưới tiêu cho nông
Cống Thần – nghiệp, chăn nuôi, Kim Bảng,
14,72 nuôi thuỷ sản, chứa
Phủ Lý Duy Tiên
nước thải, giao thông thuỷ
Nguồn: Công ty Thuỷ lợi sông Nhuệ (2009).
Là thủ đô song Hà Nội lại có điều kiện tự nhiên phong phú với 150 nghìn ha đất đồi gò; 125 nghìn ha đất bãi phù xa, 35 nghìn ha đất đồng bằng và còn lại là đất trũng. Tận dụng tối đa điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp cùng tình trạng sử dụng bừa bãi, tùy tiện các loại hóa chất trong phân bón, các loại thuốc kích hoạt phát triển cây… khiến nhiều hệ thống kênh mương tưới tiêu nội đồng đã bị ô
nhiễm nguồn nước và phát tán rộng cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sông Nhuệ.
Hệ thống tưới tiêu và hình thức tưới tiêu không hợp lý là nguyên nhân gây thất thoát lưu lượng nước lớn trong ngành trồng trọt. Cấp nước tưới cho nông nghiệp chủ yếu từ nguồn nước mặt, tổng lượng nước lấy hàng năm khoảng 500 triệu
m3/năm, việc cấp nước để tưới ở Hà Nội gồm 6 hệ thống cấp nước tưới bao gồm, hệ
thống thủy nông Sông Nhuệ, Đan Hoài lấy nước từ sông Nhuệ, Bắc Hưng Hải, Bắc Đuống, Đông Anh, Sóc Sơn, trong đó hệ thống thủy nông Sông Nhuệ là hệ thống chính cấp nước tưới cho hơn 81.000 ha diện tích canh tác của Hà Nội và Hà Nam, tiêu úng cho hơn 107.000 ha; Trong khi đó, Hà Nam sử dụng nước sông Nhuệ, sông Đáy, sông Hồng cho sản xuất nông nghiệp. Toàn tỉnh được hai hệ thống thuỷ lợi sông Nhuệ và hệ thống thuỷ lợi Bắc Nam Hà cấp nước tưới, tiêu. Hiện toàn tỉnh có 219 công trình cấp nước cho nông nghiệp, tưới cho 79.172 ha, tiêu cho 87.736 ha, trong đó có 111 trạm bơm, tưới cho 18.895 ha, chiếm 24% diện tích tưới. Tất cả các hệ thống thuỷ nông đều có nhiệm vụ tưới tiêu kết hợp, đảm bảo cung cấp nước tưới cho cây trồng (theo từng giai đoạn phát triển) trong vụ Đông Xuân (vụ mùa) và kết hợp với tiêu úng ra các sông cho từng hệ thống vào vụ mùa.
Bên cạnh các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi năm 2015 của thành phố cũng khá phát triển. Năm 2015 đàn gia súc gia cầm phát triển cả về số lượng và chất lượng, nếu tính tổng đàn gia súc, gia cầm hiện Hà Nội có số lượng đứng đầu cả nước, tỷ trọng chăn nuôi chiếm 53% giá trị tổng sản phẩm nội địa sản xuất nông nghiệp. Việc chăn nuôi gia súc gia cầm ở hộ gia đình vùng nông thôn còn chưa có ý thức tiết kiệm nguồn nước trong việc vệ sinh chuồng trại, chưa có hệ thống xử lý nước thải, phần lớn cho vào ao hồ, bể tự hoại để thấm vào đất gây ô nhiễm môi trường nước, cụ thể các vùng trọng điểm trong chăn nuôi như chăn nuôi lợn ở Vạn Thái, Sơn Công (Ứng Hòa); Yên Bình, Thạch Hòa (Thạch Thất); Tân Ước, Kim
Thư (Thanh Oai), chăn nuôi vịt ở Vân Đình,…Bên cạnh các hoạt động chăn nuôi
gia súc, gia cầm, cần phải nói tới các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trên nguồn nước mặt từ các sông, hồ, ao trong vùng lưu vực. Lượng nước ngọt cấp cho nuôi
trồng thuỷ sản hàng năm ước tính khoảng 150 triệu m3/năm. Toàn lưu vực hiện có 10.315 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, toàn bộ là nuôi nước ngọt. Việc nuôi trồng thuỷ sản trực tiếp trên các dòng nước mặt sông ngòi trong vùng lưu vực cũng đã làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước do một số nguyên nhân: thức ăn của cá dư thừa, sự khuấy động nguồn nước, sự cản trở lưu thông dòng mặt.
Trong phát triển công nghiệp, hiện nay, thành phố Hà Nội đã và đang triển khai xây dựng 3 khu công nghệ cao, 16 khu công nghiệp với diện tích quy hoạch gần 5.250 ha. Cùng với đó, địa bàn thành phố có 110 cụm công nghiệp với diện tích quy hoạch hơn 3.000 ha.Tổng lượng nước hàng năm cấp cho sản xuất công nghiệp
ước tính khoảng 600 triệu m3/năm[48]. Riêng nhu cầu cấp nước hàng năm cho khu
công nghiệp Đông Anh, Sóc Sơn, Nam Thăng Long, Bắc Thăng Long và Đông Bắc (sau khi đã được lấp đầy) ước tính chiếm tới hơn 1/3 tổng lượng nước hàng năm cấp cho sản xuất công nghiệp.Việc gia tăng nhiều nhà máy, xí nghiệp từ quy mô nhỏ hộ gia đình đến quy mô lớn dẫn đến nhu cầu về nguồn nước tăng, không những nước phục vụ cho sản xuất mà còn phục vụ sinh hoạt cho một số lượng lớn công nhân từ nhiều vùng khác nhau tập trung về. Hơn nữa, nước thải từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt chưa được xử lý tốt xả thải bừa bãi là nguyên nhân lớn dẫn đến ô nhiễm nguồn nước mặt mà sông Nhuệ là nơi phải đón nhận chính các nguồn nước thải này. Nhận thấy cùng với sự phát triển dân số và sự phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi thuỷ sản là sự tăng lên về nhu cầu sử dụng nước sạch trong vùng lưu vực sông Nhuệ. Chính sự phát triển kinh tế xã hội này đang ngày càng trở thành tác nhân chủ yếu tác động mạnh mẽ gây ra các vấn đề môi trường do nhu cầu sử dụng nước sạch ngày càng nhiều trong khi lượng nước ô nhiễm xả thải ra cũngtăng nhanh chóng. Đứng trước thách thức đó, cần phải có những biện pháp bảo vệ nguồn nước sạch, cải thiện, nâng cấp chất lượng nước các nguồn nước đang bị ô nhiễm để đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước sạch, đảm bảo mỹ quan cảnh quan đô thị ngày càng sạch đẹp hơn.
CHƯƠNG 2: PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG,THỜI GIAN, NỘI DUNG, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU