8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.2. Nội dung và quy trình nghiên cứu
2.2.1. Nội dung nghiên cứu
- Chất lượng nước sông Nhuệ đoạn từ Cầu Tó tới Cống Thần về các thông số pH, DO, COD, BOD5, NH4+, TN, TP, Coliform tổng, As, Cd, Cu, Pb, Hg, Zn, Fe,chất lượng trầm tích sông Nhuệ đoạn từ Cầu Tó tới Cống Thần về các thông số pH, TN, TP, As, Cd, Cu, Pb, Hg, Zn, Fe. Để thực hiện nội dung nghiên cứu này cần phải tiến hành đi điều tra, khảo sát thực địa, lấy mẫu nước, mẫu trầm tích, bảo quản mẫu, phân tích mẫu để phát hiện ra hàm lượng các chất ô nhiễm nói trên trong mỗi mẫu nước, mỗi mẫu trầm tích.
- Nghiên cứu sự đa dạng loài TVTS sông Nhuệ và tuyển chọn một số loài TVTS có khả năng làm sạch nước hiệu quả cao và phù hợp với môi trường nước
sông Nhuệ ở đoạn sông nghiên cứu. Trong quá trình đi khảo sát thực địa, tiến hành phân tích đánh giá tính đa dạng hệ TVTS bậc cao có mạch vùng lưu vực sông Nhuệ trong đó có phân tích sự đa dạng về thành phần loài, đặc trưng cấu trúc hệ thống hệ thực vật.
- Đánh giá hiệu quả của Thuỷ trúc (Cyperus flabelliformis Rottb.), Rau muống (Ipomoea aquatica Forsk.), Rau ngổ trâu (Enydra fluctuans
Lour.) trong việc hấp thụ các chất ô nhiễm nói trên đối với môi trường nước ở khu vực nghiên cứu. Lấy mẫu nước, mẫu trầm tích ở những vị trí quan trắc trên đoạn sông nghiên cứu dùng làm vật liệu để nuôi trồng các thuỷ sinh thực vật. Trong thời gian thí nghiệm việc nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của thuỷ trúc, rau muống, rau ngổ trâu thông qua các chỉ tiêu chiều cao cây, số nhánh/ khóm qua các giai đoạn thí nghiệm ở các bể nước và trầm tích thu được ở các vị trí nghiên cứu. Nước, trầm tích và các thực vật dùng cho thí nghiệm được tiến hành phân tích hàm lượng các chỉ tiêu tổng nitơ, tổng photpho, các KLN quan tâm để đánh giá khả năng hấp thụ các chất ô nhiễm này của mỗi loài thực vật. Khả năng tích lũy và vận chuyển các KLN của ba loại cây này ở các bể nước thu được thông qua việc đánh giá hệ số vận chuyển TF (Translocation factor) cũng được tiến hành.
- Đề xuất giải pháp sinh học cải thiện chất lượng nước để phát triển đa dạng sinh học bảo vệ môi trường nước và hệ sinh thái thủy sinh sông Nhuệ. Trên cơ sở nghiên cứu, khám phá vai trò của các loài TVTS đặc trưng, là những loài thực vật có thể sống sót được trong môi trường sông Nhuệ, có khả năng hấp thụ hàm lượng cao các chất ô nhiễm, đưa ra những giải pháp sinh học hiệu quả nhằm góp phần cải thiện chất lượng nước sông khỏi các chất ô nhiễm.