8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.3. Sự đa dạng thực vật thuỷ sinh bậc cao có mạch lưu vực sông Nhuệ và khả
khả năng sử dụng thực vật thuỷ sinh LVS Nhuệ để xử lý ô nhiễm nước
Hệ sinh thái nước ngọt vùng lưu vực sông Nhuệ có sự đa dạng lớn về loài. Giới hạn của các hệ sinh thái này được ghi nhận bao gồm các vùng bán ngập và vùng ngập nước toàn phần của sông Nhuệ, bao gồm các loài có thể sống trong nhiều môi trường có chế độ ngập nước khác nhau tới những loài chỉ sống được trong môi trường ngập nước ngọt thường xuyên.
Bảng 3.1. Các loài TVTS có mạch khu vực sông Nhuệ và số đợt bắt gặp trong các chuyến khảo sát thực địa
STT Tên khoa học Tên Việt Nam Số đợt bắt gặp
Nhóm các loài thực vậtngập nước
1. Monochoriahastata (L.) Solms Rau mác thon 7/9
2. Ottelia alismoides (L.) Pers Rau bát 7/9
3. Hydrilla verticillata (L.f.) Royle Rong đuôi chó 8/9
Nhóm các loài thực vật lá nổi với bộ rễ trong khối nước
4. Eichhornia crassipes (Mart.) Solms Bèo tây 9/9
5. Pistia stratiotes L. Bèo cái 8/9
6. Lemna perpusilla Torr Bèo tấm 6/9
8. Salvinia cucullata Roxb Bèo tai chuột 5/9
Azolla pinnata R.Br.
9. Bèo hoa dâu 6/9
Nhóm các loài thực vật bán ngập nước
10. Acorus calamus L. Thủy xương bồ 6/9
Acrachne racemosa Ohwi
11. Cỏ mần trầu tầng 6/9
12. Alternanthera sessilis (L.) A.DC. Rau dệu thường 5/9
Canthium dicoccum Teysm. Et Binn
13. Găng vàng hai hạt 9/9
14. Colocasia gigantea Hook.F. Dọc mùng to 9/9
15. Cyperus alterfolious Cói quạt, Thủy trúc 9/9
16. Echinochloa colona Link Cỏ lồng vực nhỏ 5/9
17. Echinochloa crus-galli (L.) Beauv Cỏ lồng vực 5/9
18. Enydra fluctuans Lour. Ngổ trâu 9/9
19. Eriocaulon gracile Mart. Cỏ dùi trống 3/9
20. Fraxinus chinensis Roxb. Trần bì Trung Quốc 5/9
21. Ipomoea aquatica Forsk. Rau muống 9/9
22. Lagestroemia speciosa (L.) Pers. Bằng lăng nước 9/9
Lophopetalum wightianum Arn.
23. Sang tràng 9/9
24. Ludwigia adscendens (L.) Hara 9/9
25. Ludwigia octovalvis (Jacq.) Raven 9/9 Rau mương đứng
26. Marsilea quadrifolia L.
Rau bợ thường
7/9
Rotala indica (Willd.) Koehne
27. Vảy ốc nến 7/9
28. Panicum repens L. Cỏ gừng nước 7/9
Phragmites australis (Cav.) Trin. ex
29. Sậy nam 9/9
Steud.
30. Polygonum hydropiper L. Nghể răm 7/9
Polygonum chinensis L.
31. Thồm lồm 8/9
32. Polygonum odoratum Lour. Rau răm 7/9
33. S. sagittaefolia L. Rau mác 8/9
Theo ghi nhận của các đợt điều tra thực địa, nhận định có 33 loài thực vật bậc cao có mạch thích nghi với các môi trường sống khác nhau sống trong hệ sinh thái này, tên các loài TVTS có mạch khu vực sông Nhuệ và số đợt bắt gặp trên sông trong 9 chuyến đi khảo sát trong giai đoạn 2013- 2015 ở dọc chiều dài đoạn sông từ Cầu Tó tới Cống Thần được nêu trong Bảng 3.1.
Các loài TVTS này bao gồm 3 nhóm chính sau:
* Nhóm các loài thực vật ngập nước gồm 3 loài rau mác thon (Monochoriahastata (L.) Solms), rau bát (Ottelia alismoides (L.) Pers.), rong
đuôi chó (Hydrilla verticillata (L.f.) Royle) là những loài thực vật chỉ thị cho môi
trường nước sạch. Các loài này chỉ được tìm thấy ở phần hạ lưu của sông Nhuệ, đoạn sau điểm Cống Thần. Tập hợp các loài này tạo thành quần xã thực vật thủy sinh sống chìm có rễ bám hoặc toàn bộ thân rễ lá sống dựa vào nước của thủy vực.
* Nhóm các loài thực vật lá nổi với bộ rễ trong khối nước: Là những loài thực vật có rễ hoặc thân rễ phát triển trong nước, phần thân và lá nổi trên mặt nước và có thể di chuyển nhờ nước, thường tập trung thành từng mảng với các kích thước khác nhau với biên độ sinh thái rộng, phân bố từ những vùng nước sạch đến những nơi nước bị ô nhiễm tương đối nặng. Kích thước và sinh khối quần xã rất khác nhau tùy thuộc vào môi trường.
Trong vùng lưu vực sông Nhuệ có sự xuất hiện của các loài trôi nổi, bao gồm
6 loài: bèo tây (Eichhornia crassipes), bèo cái (Pistia stratiotes L.), bèo tấm
(Lemna perpusilla Torr.), bèo ong (Salvinia natans (L.) All.), bèo tai chuột (Salvinia cucullata Roxb.). Nhìn chung, các quần xã thực vật trôi nổi này có ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng nước trên lưu vực sông, có tác dụng làm lắng đọng
các chất thải rắn trôi nổi trong nguồn nước chảy nhờ hệ rễ của các cá thể trong quần xã. Tuy nhiên, bên cạnh đó, sự phát triển của chúng lại làm hạn chế dòng chảy và mỗi khi có mưa xuống hay mỗi đợt thải nước qua cống, do các quần xã này gây cản trở dòng chảy đã làm nước thải ô nhiễm lan rộng vào các dải đất ven sông.
* Nhóm các loài thực vật bán ngập nước: Bao gồm 24 loài, là những loài tạo nên các quần xã thực vật đặc sắc, khá đa dạng về dạng sống với các cây bụi đến những loài thân cỏ dạng lúa, thân thảo nên chúng đã hình thành nhiều quần xã sinh
vật đặc sắc, trong đó phải kể đến các loài rau dệu thường (Alternanthera sessilis
(L.) A. DC), dọc mùng to (Colocasia gigantea (Blume) Hook.F.), cây thuỷ trúc
(Cyperus involucratus), cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli (L.) P. Beauv)…
Trong thủy vực nghiên cứu có thể thấy tuy không có sự đa dạng lớn về loài nhưng hầu hết các loài có trong thuỷ vực là những loài có giá trị trong việc làm sạch
nước đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu như bèo tây (Eichhornia
crassipes), bèo cái (Pistia stratiotes L.), bèo tấm (Lemna perpusilla Torr.), rau
muống (Ipomoea aquatica Forsk.), ngổ trâu (Enydra fluctuans Lour.), thuỷ trúc
(Cyperus involucratus),… [41], [42], [ 51], [ 63], [66]… Đặc biệt 3 loài TVTS
thuỷ trúc, rau muống, ngổ trâu đều được tìm thấy trong thuỷ vực sông Nhuệ với tần
Nhận thấy, hiện nay, mức độ đa dạng sinh học của thực vật bậc cao thủy vực sông Nhuệ đang có dấu hiệu suy giảm do việc lạm dụng khai thác và xây dựng các quần xã cây trồng phục vụ cho nhu cầu của người dân đã làm suy giảm đáng kể diện tích các loài tự nhiên của thủy vực ven sông. Hơn nữa, do môi trường nước đang ngày càng ô nhiễm nặng nề đã làm giảm tần suất xuất hiện các loài thực vật mẫn cảm với môi trường ô nhiễm và tăng mật độ cá thể các loài thích nghi được với môi trường bị ô nhiễm. Vì vậy, cần phải có các biện pháp bảo vệ và phục hồi tính đa dạng sinh học các thủy vực trong lưu vực sông Nhuệ để việc cải thiện chất lượng môi trường nước bằng các thực vật thuỷ sinh đạt hiệu quả cao.