Phương pháp tính toán và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Luan an (Trang 71 - 74)

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.4.6. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu

* Đánh giá năng suất sinh học của thực vật:

(2.1)

Trong đó:

P: Năng suất sinh học của TV (gTLK/m2/ngày)

mt1: Sinh khối TV tại thời điểm bắt đầu thí nghiệm (gTLK)

mt2: Sinh khối TV tại thời điểm cuối thí nghiệm (gTLK)

S: Diện tích trồng TV (m2)

* Đánh giá khả năng hấp thụ chất ô nhiễm của TV:

Khả năng hấp thụ các chất ô nhiễm bởi thực vật được tính bằng số miligram

* Đánh giá vai trò của thực vật trong hấp thụchất ô nhiễm: Trong thuỷ vực tự nhiên luôn có các quá trình tự làm sạch của nước bằng các quá trình xáo trộn, bốc hơi, kết tủa,… Chất lượng nước thay đổi sau các giai đoạn thí nghiệm trong các bể đối chứng không trồng thuỷ sinh thực vật thể hiện kết quả của các quá trình ấy. Sự thay đổi chất lượng nước sau các giai đoạn thí nghiệm ở các bể trồng thực vật thuỷ sinh bao gồm cả các quá trình tự làm sạch của nước và của thực vật. Như vậy hiệu quả làm sạch nước của thực vật được tính bằng hiệu của tổng hàm lượng chất ô nhiễm được lấy đi khỏi nước với tổng hàm lượng các chất ô nhiễm được lấy đi bằng các quá trình tự làm sạch.

* Đánh giá khả năng vận chuyển kim loại nặng của thực vật

Hệ số vận chuyển TF (Translocation factor) là tỷ lệ giữa nồng độ kim loại nặng tích lũy trong thân và lá với nồng độ kim loại nặng tích lũy trong rễ.

TF= Cthân + lá (μg/g) / Crễ (μg/g) (2.2)

Trong đó:

TF: hệ số vận chuyển

Cthân + lá: Hàm lượng KLN trong thân và lá (μg/g)

Crễ: Hàm lượng KLN trong rễ (μg/g)

* Tính toán cân bằng chất ô nhiễm trong thời gian thí nghiệm

Nước sông đưa vào các bể thí nghiệm sau thời gian thí nghiệm sẽ bị biến đổi, chuyển hoá về thành phần vật chất cũng như tính chất hoá lý. Các chất ô nhiễm sẽ được kết tủa, được lắng đọng một phần, một phần bị bay hơi, một phần bị TV hấp thu, hấp thụ tạo sinh khối TV hay bám vào phần rễ TV, một phần còn lại trong

nước. Gọi CAđầu là nồng độ chất ô nhiễm A thời điểm trước thí nghiệm, CAbốc hơi là

lượng chất ô nhiễm bị bay hơi, CAkết tủa là lượng chất ô nhiễm bị lắng đọng kết tủa

vào trầm tích đáy, CATV là lượng chất ô nhiễm bị TV hấp thụ, hấp phụ và CAcuối là

nồng độ chất ô nhiễm A thời điểm cuối TNG. Lượng cân bằng chất ô nhiễm A trong quá trình thí nghiệm được biểu diễn bởi phương trình 2.3 đối với bể đối chứng và phương trình 2.4 đối với bể trồng TV.

C

Ađầu= C

Abốc hơi + C

Akết tủa + C

C Ađầu= C Abốc hơi + C Akết tủa + C Acuối + C ATV (2.4)

Trong và sau quá trình tiến hành nghiên cứu, phân tích trong phòng thí nghiệm, sẽ có được các thông tin là sự phát triển hay không phát triển của thực vật, sự thay đổi của các yếu tố môi trường,… Các thông tin này cần được xử lý để xây dựng các luận cứ, phục vụ cho việc chứng minh hoặc bác bỏ các giả thuyết về khả năng có hay không nên sử dụng các thực vật thuỷ sinh là cây thuỷ trúc và cây rau muống để làm sạch nước sông Nhuệ. Quá trình xử lý logic với thông tin định tính và xử lý toán học đối với các thông tin định lượng. Xử lý thông tin định tính dùng để nghiên cứu về sự thay đổi của chất lượng môi trường sau khi có mặt của các thực vật thuỷ sinh cũng như sự phát triển của các thực vật này trong môi trường nước và trầm tích sông Nhuệ.

Thông tin định luợng có được từ kết quả phân tích, quan sát quá trình thực nghiệm. Các số liệu được trình bày dưới dạng bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị, phân tích chỉ số trung bình… Số liệu được xử lý thống kê và vẽ biểu đồ bằng phần mềm Excel.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Luan an (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w