8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.6.2. Các giải pháp về luật pháp và chính sách
* Tăng cường tiến hành thanh kiểm tra, kiểm soát để phát hiện những cơ sở sản xuất trốn xử lý chất thải, xả thải các dòng thải, chất thải ô nhiễm gây suy thoái chất lượng nước sông. Đối tượng thanh tra bao gồm các KCN, các dự án đầu tư và các cơ sở nằm ngoài các khu (cụm) công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Thông tin về kết quả thanh tra, kiểm tra và tình hình ô nhiễm trên địa bàn cũng như tình hình tuân thủ pháp luật của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên LVS cần được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
* Tăng cường năng lực và nhân lực cho lực lượng thanh tra chuyên ngành môi trường tại các cấp từ Trung ương đến địa phương. Tăng cường bố trí kinh phí đào tạo để nâng cao kiến thức về BVMT cho đội ngũ cán bộ làm công tác BVMT ở cơ sở. Đầu tư trang thiết bị hiện đại cho các địa phương đủ sức đáp ứng yêu cầu giám sát môi trường, phục vụ công tác quản lý và thanh tra, kiểm tra BVMT tại địa phương.
*Áp dụng các công cụ kinh tế:
- Thực hiện nguyên tắc gây thiệt hại đối với môi trường phải khắc phục, bồi thường. Thực hiện việc tính phí, ký quỹ môi trường, buộc bồi thường thiệt hại về môi trường;
- Áp dụng các chính sách cơ chế hỗ trợ vốn, khuyến khích về thuế, trợ giá đối với hoạt động BVMT;
- Khuyến khích các cơ chế chuyển nhượng, trao đổi quyền phát thải và trách nhiệm xử lý chất thải phù hợp với cơ chế thị trường;
- Đẩy mạnh hoạt động thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp theo Nghị định số 67/2003/NĐ-CP và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn theo Nghị định số 174/2007/NĐ-CP. Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển
khai các hoạt động thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt, chất thải rắn và khí thải;
- Thành lập quỹ môi trường tại các tỉnh. Quỹ môi trường hoạt động trên nguyên tắc vì lợi ích cộng đồng, tự bù đắp chi phí hoạt động, bù đắp và phát triển vốn trên cơ sở đầu tư và hỗ trợ tài chính có hiệu quả.