8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.5.2. Công tác quản lý nhà nước về môi trường lưu vực sông
3.5.2.1. Hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ môi trường
Về hệ thống pháp lý, chính phủ cũng như các Bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản pháp quy quy định về việc quản lý, bảo vệ môi trường, cụ thể là:
* Luật
- Luật Bảo vệ môi trường 2005, được thông qua vào ngày 29/11/2005
- Luật Tài nguyên nước năm 1998 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quy định việc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
* Văn bản dưới luật
Một số văn bản dưới luật liên quan đến bảo vệ môi trường và các văn bản chính sách pháp luật quan trọng đã được ban hành, bao gồm:
- Nghị định 179/1999/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước.
- Quyết định số 67/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/6/2000 thành lập Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước.
- Quyết định số 99/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/6/2001 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước.
- Chỉ thị số 16/2002/CT-TTg ngày 31/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác cát, sỏi và nạo vét kết hợp tận thu cát, sỏi lòng sông.
- Quyết định số 64/2003/QĐ - TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP của Chính phủ về cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước.
- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Nghị định số 67/2004/ NĐ- CP của Chính Phủ về việc nộp phí nước thải công nghiệp.
- Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ môi trường
- Chỉ thị 36CT-TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Chỉ thị số 25/2005/CT-TU ngày 30/5/2005 về việc Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
- Nghị định 121/NĐ-CP của chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về BVMT.
- Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012 – 2015.
- Văn bản chính sách pháp luật của các tỉnh nằm trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy - Công văn 2117/TBNMT-BVMT về việc báo cáo tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn: Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình thuộc lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy.
- Công văn 5369/BTNMT-BVMT ngày 05/12/2006 về việc tổ chức kiểm tra thanh tra về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề về tình hình ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy.
- Thực hiện Quyết số 856/QĐ-TCMT ngày 17/07/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường về việc kiểm tra, giám sát liên ngành về bảo vệ môi trường theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn các tỉnh, thành phố thuộc lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy đã tiến hành thành lập đoàn thanh tra một số đơn vị y tế, cơ sở sản xuất trên địa bàn các tỉnh của lưu vực sông Nhuệ - Đáy.
- UBND Thành phố Hà Nội có Quyết định số 1955/QĐ-UBND ngày 15/5/2007 thành lập tổ công tác liên tỉnh xây dựng, hoàn chỉnh Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy.
- Nghị quyết số 03/2009/NQ-HĐND ngày 17/07/2009 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội tại kỳ họp thứ 18, khoá XIII từ ngày 14/7 đến 17/7/2009 về việc Quyết nghị "Nhiệm vụ và các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường bức xúc trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2010";
- Thông báo số 120/TB-UBND ngày 27/03/2009 của Văn phòng UBND Thành phố thông báo kết luận chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố về việc xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường sông Nhuệ (đoạn qua Hà Nội).
3.5.2.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý nhân sự
Ủy ban BVMT LVS Nhuệ - sông Đáy được thành lập theo Quyết định 1404/QĐ- TTg ngày 31 tháng 8 năm 2009. Ủy ban có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, điều phối liên ngành, liên vùng nhằm thực hiện thống nhất và có hiệu quả các nội dung của “Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy đến năm
2020”. Tổng cục MT và các bộ ngành có liên quan thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của mình để hỗ trợ Ủy ban thực hiện có hiệu quả những công việc đề ra.
Về mặt thể chế, chính sách quản lý môi trường LVS chưa được hoàn thiện, dẫn đến việc triển khai thực hiện Luật và các văn bản dưới luật vẫn còn nhiều khó khăn, vì vậy, hiệu quả thực thi chưa cao. Bên cạnh đó các hoạt động trên LVS thường mang tính đa ngành, đa lĩnh vực như nông nghiệp, thủy lợi, thủy điện, lâm nghiệp, công nghiệp, cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, BVMT, bảo vệ các hệ sinh thái đầu nguồn và vùng cửa sông… dẫn tới khó khăn cho công tác quản lý môi trường; việc nhất quán về mặt quản lý nhà nước giữa các địa phương trong cùng một lưu vực đối với việc khai thác, sử dụng TNN và các quy định về mặt quản lý, BVMT nước còn hạn chế.
3.5.2.3. Năng lực và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý môi trường
Tiềm lực và năng lực quản lý của các cấp trên lưu vực sông Nhuệ thuộc đoạn sông nghiên cứu là nơi có đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý môi trường và có kinh nghiệm còn mỏng, nghiệp vụ chuyên môn còn hạn chế, vì vậy năng lực công tác quản lý chưa đáp ứng với yêu cầu của nhiệm vụ. Cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo cho công tác quản lý môi trường còn chưa đáp ứng yêu cầu công việc. Công tác tổ chức cán bộ quản lý môi trường, ngoài Quận Hà Đông có cán bộ riêng phụ trách các vấn đề môi trường, các huyện còn lại trong khu vực quản lý đoạn sông nghiên cứu còn chưa được xác định rõ cán bộ nào chuyên trách đảm nhiệm làm công tác quản lý môi trường hoặc nếu có thì chưa phù hợp với chuyên môn, vẫn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực đất đai. Việc phối hợp giữa cấp thành phố và huyện chưa được chặt chẽ. Vì vậy, việc thẩm định đối với các bản cam kết bảo vệ môi trường của các dự án chưa đầy đủ, không đánh giá hết những tác động tới môi trường và đưa ra các yêu cầu về bảo vệ môi trường khi triển khai dự án, dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý, giám sát sau này.
Nói chung, năng lực quản lý môi trường cấp huyện vẫn còn hạn chế, cần bổ sung, cần đào tạo và nâng cấp trình độ cán bộ để theo kịp và triển khai tốt các nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên lưu vực.
3.5.2.4. Các hoạt động quản lý môi trường ở đoạn sông từ Cầu Tó tới Cống Thần
Trong các năm từ 2010-2016, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã tiếp tục thực hiện và ban hành các văn bản cụ thể hóa và tăng cường công tác BVMT như: cơ chế chính sách đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách thành phố thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chôn lấp rác thải nông thôn; quản lý hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, vườn thú; quản lý cụm công nghiệp và quản lý chất thải rắn thông thường.
Trong các năm 2010 và 2015, tiến hành quan trắc, đánh giá chất lượng và lưu lượng xả thải tại các cửa xả trực tiếp vào sông Nhuệ ( 26 điểm).
UBND 5 quận, huyện trên đoạn sông đã ủy quyền cho Ban Quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất thực hiện xác nhận cam kết BVMT đối với các cơ sở hoạt động trong KCN theo quy định, đáp ứng yêu cầu quản lý môi trường của các khu công nghiệp.
Việc tiến hành thanh tra, kiểm tra thực hiện Luật BVMT và Luật Tài nguyên nước đối với các cơ sở sản xuất và xử lý vi phạm được diễn ra hàng năm.
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật BVMT trên địa bàn LVS cũng từng bước được nâng cao. Sở TN&MT, UBND thành phố, Ban Tuyên giáo Thành phối hợp đưa nội dung BVMT vào tài liệu sinh hoạt nội bộ; tổ chức lớp tập huấn cho các ngành, Ban tuyên giáo quận, huyện, thị xã về Nghị quyết 03-HĐND và Đề án số 141 của UBND thành phố về BVMT; tổ chức tốt các cuộc giao ban báo chí về ô nhiễm môi trường làng nghề; phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện chương trình “Hướng dẫn phân loại rác tại nguồn, sử dụng rác thải sau phân loại làm phân hữu cơ tại nhà phục vụ trồng rau xanh và cây cảnh.
3.5.2.5. Hệ thống quan trắc và giám sát môi trường
Trong vùng lưu vực sông Nhuệ, hàng năm đều tiến hành quan trắc định kỳ chất lượng nước mặt, nước ngầm, nước thải và không khí. Tuy nhiên, việc quy hoạch một cách có hệ thống các điểm quan trắc, giám sát môi trường trên địa bàn còn nhiều bất cập. Hiện ở khu vực nghiên cứu, chưa có trạm quan trắc và giám sát
chất lượng nước, mới chỉ hình thành một số điểm quan trắc quan trắc môi trường nước tập trung chủ yếu ở Quận Hà Đông ( 3 điểm: Đập Thanh Liệt, Phúc La, Cự Đà), 3 điểm còn lại nằm ở 3 huyện Thường Tín (Cầu Chiếc), huyện Thanh Oai (Đồng Quan), huyện Phú Xuyên (Cống Thần). Các thông số được quan trắc thường
là pH, BOD, COD, DO, TSS, Coliform, NH3-…
Ngoài ra, trên đoạn sông cũng đã có mạng trạm quan trắc thủy văn và quan trắc chất lượng nước ngầm gồm các trạm ở phường Nguyễn Trãi, Phú Lãm thuộc quận Hà Đông, phường Đông Mai ở huyện Thanh Oai và một số trạm sẽ hình thành trong tương lai cũng ở huyện Thanh Oai.
3.6. Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng nước, bảo vệ phát triển hệsinh thái sông Nhuệ sinh thái sông Nhuệ
3.6.1. Cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp
Môi trường, hệ sinh thái sông, các nguồn lợi thuỷ sản và các giá trị cảnh quan mà một dòng sông có thể mang lại cho chúng ta là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và rất cần thiết cho đời sống cộng đồng cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của vùng lưu vực sông. Cải thiện chất lượng nước sông Nhuệ bằng các loài TVTS để lấy đi các chất ô nhiễm trong dòng sông là việc làm rất có ý nghĩa thực tiễn bởi rất nhiều điểm ưu việt và tính thân thiện với môi trường do không cần bổ sung thêm hoá chất vào dòng sông, chất ô nhiễm được lấy đi vĩnh viễn khỏi môi trường chỉ bằng cách thu hoạch thực vật mang đi xử lý sinh khối, hiệu quả xử lý ô nhiễm cao,... Tuy nhiên, để các loài TVTS phát huy được hiệu quả tối đa của nó, cần có sự phối hợp của nhiều giải pháp khác nhau, trong đó cần thiết phải ngăn chặn việc xả thải các dòng ô nhiễm vào sông là điều kiện tiên quyết. Việc nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường nước và hệ sinh thái thuỷ sinh lưu vực sông Nhuệ là việc làm vô cùng cần thiết. Do đó việc huy động nhân lực và các nguồn lực tài chính của vùng lưu vực cho các công tác bảo vệ tài nguyên môi trường nước, bảo vệ HST thuỷ sinh lưu vực sông Nhuệ cần được đặc biệt chú ý quan tâm. Ngoài ra, để các hoạt động bảo vệ môi trường nước và hệ sinh thái thuỷ sinh lưu vực sông Nhuệ đạt được hiệu quả thì phải gắn kết các hoạt động này với các kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội của vùng lưu vực và cũng phải được lồng ghép vào chủ trương, chính sách phát triển của vùng lưu vực sông, cụ thể là thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam.
3.6.2. Các giải pháp về luật pháp và chính sách
* Tăng cường tiến hành thanh kiểm tra, kiểm soát để phát hiện những cơ sở sản xuất trốn xử lý chất thải, xả thải các dòng thải, chất thải ô nhiễm gây suy thoái chất lượng nước sông. Đối tượng thanh tra bao gồm các KCN, các dự án đầu tư và các cơ sở nằm ngoài các khu (cụm) công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Thông tin về kết quả thanh tra, kiểm tra và tình hình ô nhiễm trên địa bàn cũng như tình hình tuân thủ pháp luật của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên LVS cần được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
* Tăng cường năng lực và nhân lực cho lực lượng thanh tra chuyên ngành môi trường tại các cấp từ Trung ương đến địa phương. Tăng cường bố trí kinh phí đào tạo để nâng cao kiến thức về BVMT cho đội ngũ cán bộ làm công tác BVMT ở cơ sở. Đầu tư trang thiết bị hiện đại cho các địa phương đủ sức đáp ứng yêu cầu giám sát môi trường, phục vụ công tác quản lý và thanh tra, kiểm tra BVMT tại địa phương.
*Áp dụng các công cụ kinh tế:
- Thực hiện nguyên tắc gây thiệt hại đối với môi trường phải khắc phục, bồi thường. Thực hiện việc tính phí, ký quỹ môi trường, buộc bồi thường thiệt hại về môi trường;
- Áp dụng các chính sách cơ chế hỗ trợ vốn, khuyến khích về thuế, trợ giá đối với hoạt động BVMT;
- Khuyến khích các cơ chế chuyển nhượng, trao đổi quyền phát thải và trách nhiệm xử lý chất thải phù hợp với cơ chế thị trường;
- Đẩy mạnh hoạt động thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp theo Nghị định số 67/2003/NĐ-CP và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn theo Nghị định số 174/2007/NĐ-CP. Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển
khai các hoạt động thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt, chất thải rắn và khí thải;
- Thành lập quỹ môi trường tại các tỉnh. Quỹ môi trường hoạt động trên nguyên tắc vì lợi ích cộng đồng, tự bù đắp chi phí hoạt động, bù đắp và phát triển vốn trên cơ sở đầu tư và hỗ trợ tài chính có hiệu quả.
3.6.3. Các giải pháp về tuyên truyền và huấn luyện
Vấn đề bảo vệ môi trường sông Nhuệ là sự nghiệp của toàn dân và cả cộng đồng, đặc biệt là những người sống và làm việc trong vùng lưu vực sông. Tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng dân cư dọc hành lang hai bờ sông không thải rác thải trực tiếp xuống dòng sông hoặc thải rác vào các cống chảy ra sông.
Tăng cường quản lý đất đai, trật tự xây dựng, giám sát chặt chẽ và ngăn chặn