2. Hƣớng nghiên cứu của luận án
3.2.1. Hệ thống ansinh xã hội chƣa đồng bộ, mức độ bao phủ thấp đã làm giảm vai trò của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hộ
An sinh xã hội là một lĩnh vực rộng lớn, mang tính cộng đồng, xã hội, phi thị trường (chỉ trừ một vài bộ phận an sinh có tính chất hạch toán thu và chi cho người thụ hưởng, như BHXH, BHTN, BHYT), trong khi đó sản phẩm của ASXH lại mang tính kinh tế, tính vật chất và tính xã hội (khía cạnh văn hóa, đạo đức). Do đó, nội tại hoạt động ASXH luôn tồn tại những bất cập, mâu thuẫn cần giải quyết thể hiện ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất, xã hội càng phát triển, quá trình chuyển đổi kinh tế thị trường càng mạnh và hội nhập càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, thì rủi ro xã hội càng nhiều. Do đó, nhu cầu ASXH càng lớn, càng đa dạng, phong phú và đối tượng ASXH tăng nhanh, đang bất cập với hệ thống ASXH xã hội hiện hành còn nhiều hạn chế, khả năng bao phủ và mức trợ cấp còn thấp, nên năng lực chống đỡ rủi ro, giá đỡ ASXH còn chưa hiệu quả. Mối quan hệ giữa “chất - đo độ thụ hưởng từ ASXH” và “lượng - đo độ bao phủ của ASXH về số lượng người được thụ hưởng ASXH” còn nảy sinh bất cập. Trong những thời kỳ nhất định, hai mục tiêu đặt ra cả về chất và lượng lại mâu thuẫn với nhau. Độ bao phủ, thậm chí đi ngược lại với chất lượng của bao phủ, được thể hiện khá rõ nét trong hoạt động cứu trợ xã hội, xóa đói, giảm nghèo… Điều này ảnh hưởng lớn đến thiết kế mô hình hoạt động ASXH.
Thứ hai, bản thân các yếu tố cấu thành của hệ thống ASXH rất khác nhau, do đó, việc xây dựng một hệ thống ASXH có sự gắn kết giữa các bộ phận cấu thành của hệ thống ASXH là rất khó khăn. Sự khác nhau này quyết định sự khác nhau về thể chế tài chính, mà đây là cơ sở thực tiễn để xây dựng chủ thể thiết kế và thực thi ASXH. Nếu Nhà nước ôm đồm tất cả các bộ phận, lĩnh vực cấu thành của hệ thống ASXH quá lâu thì sẽ dẫn đến tình trạng hiệu quả kém, chất và lượng của ASXH không được nâng cao, dàn trải, tính tập trung và bứt phá, vươn
lên của đối tượng thụ hưởng ASXH kém, trông chờ, ỷ lại… Nhưng, nếu Nhà nước buông ra thì dẫn đến khả năng những bộ phận độc lập của ASXH không muốn làm, hoặc không có khả năng làm; còn người thụ hưởng thì càng không có khả năng làm. Từ đó sẽ dẫn đến hành vi lợi dụng vào chính sách ưu đãi của Nhà nước trong lĩnh vực an sinh để trục lợi cho tổ chức, cá nhân… Điều này dẫn đến hiệu quả thấp và gây tổn thất cho xã hội (có thể lấy ví dụ việc chi cấp phát cứu trợ đồng bào lũ lụt; lập hồ sơ giả để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tử tuất; khai khống hồ sơ để hưởng chế độ ưu đãi người có công, t
bảo hiểm thất nghiệp vẫ biến ;
Thứ ba, sự bất cập trong độ bao phủ đối tượng thụ hưởng. Nhiều
chương trình ASXH không tính đến đặc thù của các nhóm đối tượng, việc cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế cho cùng một đối tượng (vì một người vừa là người nghèo, vừa là người có công và vừa là người thuộc diện TGXH nhưng do được tổng hợp từ các nguồn khác nhau, dẫn đến việc cấp trùng thẻ cho cùng một người). Bên cạnh đó, đối tượng tham gia trong một chương trình ASXH là người dân thuộc các tầng lớp khác nhau, do đó, cũng có mục đích và động cơ tham gia khác nhau (tham gia BHXH, BHYT), nếu tính đúng, tính đủ mức đóng góp của các đối tượng khác nhau sẽ đem lại công bằng và nguồn lực kinh tế lớn hơn cho quỹ ASXH. Tuy nhiên, một lỗ hổng không quản lý được nguồn thu nhập của các đối tượng khác nhau, dẫn đến thất thu từ các đối tượng có thu nhập khá và cao, đồng thời loại bỏ đối tượng có thu nhập thấp và không ổn định ra khỏi hệ thống ASXH.
Ở nước ta, với một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự phân hóa nhanh, mạnh trong nền kinh tế thị trường, đã làm cho các nhóm xã hội yếu thế ngày càng trở nên yếu thế hơn và dễ bị tổn thương hơn do hạn chế về khả năng cạnh tranh, khả năng phòng ngừa rủi ro trên thương trường. Các dòng di chuyển việc làm, di chuyển lao động diễn ra với cường độ ngày càng mạnh, tạo áp lực lớn cho việc bảo đảm quyền và cơ hội tiếp cận các dịch vụ
xã hội cơ bản, quyền thụ hưởng các chính sách an sinh của các nhóm dân cư dễ bị tổn thương. Điều này khiến cho Luật BHXH và ASXH chưa thể bao phủ người thất nghiệp, lao động trong nông nghiệp và lao động tự do, vì những đối tượng này không có khả năng đóng góp hoặc đóng góp không ổn định, hoặc khó quản lý nguồn đóng góp của họ. Trong khí đó, mục đích tổng thể của hệ thống ASXH là phải nhằm vào những đối tượng dễ bị tổn thương như họ. Đây là một thách thức lớn đối với một đất nước đang phát triển trong việc cải thiện hệ thống ASXH như Việt Nam.
Chính bất cập trên đây đã làm cho TBXH trên nhiều mặt của đời sống xã hội còn thay đổi chậm. Do vậy, giải quyết được những bất cập này sẽ thúc đẩy TBXH có bước tiến mới.