2. Hƣớng nghiên cứu của luận án
4.3.6. Hoàn thiện cơ chế tài chính và huy động nguồn lực cho ansinh xã hộ
quả, tạo sức ỳ, trông chờ vào sự giúp đỡ của Nhà nước, xã hội, tạo sự năng động, sáng tạo, ý chí không cam chịu đói nghèo của chính người dân.
4.3.6. Hoàn thiện cơ chế tài chính và huy động nguồn lực cho an sinhxã hội xã hội
Để tạo nguồn tài chính đủ mạnh đảm bảo thực hiện ASXH, Nhà nước cần có chính sách, cơ chế để huy động mạnh mẽ các lực lượng xã hội tham gia trực tiếp vào thực hiện ASXH vừa giảm gánh nặng về tài chính vừa tạo được sự gắn kết, phát huy được tính tích cực trọng thực hiện và quản lý các nguồn lực tài chính của ASXH. Các chính sách này trước hết cần thực hiện:
Một là, nghiên cứu khả năng chuyển đổi một số mô hình tín dụng nhỏ
sang mô hình tài chính tín dụng chính thức nhằm tăng cường khả năng tiếp cận của người dân nông thôn, các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.
Hai là, hỗ trợ các sáng kiến về mô hình ASXH phi chính thức ở cộng
đồng. Tổng kết và nhân rộng các mô hình có hiệu quả. Thí điểm hình thành các Quỹ phát triển thôn bản, Quỹ quản lý rủi ro cộng đồng.
Ba là, hỗ trợ phát triển các thể chế cộng đồng (các đoàn thể địa phương,
các tổ nhóm tín dụng tiết kiệm, tổ liên gia đình, nhóm sở thích, nhóm sử dụng) để trở thành điểm tựa chống đỡ rủi ro cho các hộ nghèo, cận nghèo, các nhóm đối tượng đặc thù, hướng đến giảm nghèo nhanh và bền vững.
Bốn là, xã hội hóa các phong trào hỗ trợ đối tượng khó khăn: ngày vì
người nghèo, phong trào tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách. Khuyến khích thành lập các tổ, hội, đoàn làm công tác cứu trợ như Hội chữ thập đỏ, Hội tương tế.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 4
Các giải pháp nhằm phát huy vai trò của ASXH đối với TBXH ở Việt Nam hiện nay, bao gồm: Đổi mới nhận thức về ASXH để phát huy tốt vai trò của ASXH đối với TBXH, trên cơ sở tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước, năng lực của các tổ chức xã hội đối với việc thực hiện ASXH vì TBXH. Thứ nhất, cần nhận thức rõ thực chất “Chiến lược an sinh xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2020” chính là một bộ phận cấu thành của "Chiến lược tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020”. Thứ hai, cần nâng cao hơn nữa nhận thức của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị từ trung ương tới cơ sở về vai trò của ASXH. Thứ ba, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ASXH nhằm nâng cao nhận thức về những nội dung, chức năng, vai trò, ý nghĩa của ASXH để các tổ chức, cá nhân có thể thấy được quyền và nghĩa vụ của mình trong việc xây dựng và thực thi ASXH trên những vấn đề cơ bản sau: Một là, đổi mới tư duy và tăng cường năng lực lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực an sinh xã hội vì mục tiêu tiến bộ xã hội; hai là, hoàn thiện chức năng xã hội của Nhà nước nhằm phát huy vai trò chủ đạo của Nhà nước trong quản lý phát triển ASXH thúc đẩy TBXH; ba là, nâng cao nhận thức của các tổ chức xã hội trong phát huy vai trò của ASXH đối với TBXH.
Song song với việc đổi mới nhận thức về ASXH để phát huy tốt vai trò của ASXH đối với TBXH, trên cơ sở, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước, năng lực của các tổ chức xã hội đối với việc thực hiện ASXH vì TBXH, thì điều kiện để phát huy vai trò của ASXH đối với TBXH ở nước ta trong giai đoạn mới cần phát triển kinh tế nhanh và bền vững tạo cơ sở vật chất để đảm bảo ASXH thúc đẩy TBXH, như tiếp tục hoàn thiện mô hình kinh tế - xã hội tổng quát giai đoạn 2011 - 2020, tạo cơ sở nền tảng cho ASXH vì mục tiêu TBXH; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để từ đó có nguồn lực cho ASXH phát huy vai trò thúc đẩy TBXH; xây dựng và thực thi chính sách phát triển kinh tế với chính sách xã hội. Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, tăng trưởng kinh tế đi đôi với giải quyết tốt các vấn đề ASXH vì mục tiêu phát triển con người, vì TBXH.
Để thúc đẩy TBXH, bản thân hệ thống ASXH cũng cần phải thay đổi, phát triển hơn nữa, phù hợp với thực tiễn, trong đó, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo đồng thời mở rộng sự tham gia của các đối tác xã hội thông qua các cơ chế khuyến khích, thu hút sự tham gia của các đối tượng vào cung cấp dịch vụ an sinh xã hội; hoàn thiện chính sách hỗ trợ người dân tham gia các loại hình bảo hiểm; hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội; hoàn thiện chính sách ưu đãi xã hội, đồng thời, tiếp tục thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo gắn với việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và hoàn thiện cơ chế tài chính và huy động nguồn lực cho an sinh xã hội để thúc đẩy TBXH.
Những giải pháp trên có thể chưa đầy đủ bởi ASXH là một hệ thống đa diện và phức tạp. Tuy nhiên, nếu thực hiện các nhóm giải pháp trên một cách đồng bộ chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống ASXH, đồng thời góp phần phát huy tốt vai trò của ASXH đối với việc thực hiện TBXH ở Việt Nam hiện nay.
KẾT LUẬN
An sinh xã hội và TBXH có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Tiến bộ xã hội, xét đến cùng, hướng đến sự phát triển hoàn thiện của con người và xã hội. Do vậy, tự bản thân ASXH đã thể hiện vai trò đối với sự phát triển và TBXH. Một chính sách ASXH tích cực là một chính sách phù hợp thúc đẩy sự phát triển và TBXH. Ngược lại, khi TBXH đã đạt được những chuyển biến tích cực, nó sẽ tác động trở lại đối với việc xây dựng hệ thống chính sách ASXH phù hợp hơn. Với nhận thức đó, tác giả đã nghiên cứu lý luận và thực tiễn để tìm ra những biện pháp phù hợp, có tính khả thi cho ASXH phát huy vai trò của mình đối với TBXH trong quá trình đổi mới đất nước ở Việt Nam.
-Về lý luận
Luận án đã trình bày một cách có hệ thống lý luận về ASXH và TBXH, từ quá trình phát triển đến các lý thuyết hiện đại trong và ngoài nước, cũng như những thành tố liên quan đến ASXH,TBXH như: Khái niệm, nội dung, của ASXH và TBXH. Luận án đã hệ thống hoá được các vấn đề về vai trò của ASXH đối với TBXH và xác định được luận cứ khoa học, cách tiếp cận phù hợp cho ASXH thúc đẩy TBXH ở nước ta giai đoạn tiếp tục thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước. Các cơ sở khoa học để xây dựng có các nhóm giải pháp cũng đã được nghiên cứu, áp dụng và có tính đến bối cảnh tiếp tục đổi mới đất nước, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Từ đó để thấy rằng, việc xây dựng hệ thống ASXH hướng đến sự phát triển của con người và TBXH luôn có tính mục đích sâu sắc.
-Về thực tiễn
Luận án đã chỉ ra được các vai trò cơ bản, tác động tích cực của ASXH đối với TBXH ở Việt Nam hiện nay, điểm tích cực là: 1) ASXH góp phần thúc đẩy TBXH thông qua phát triển kinh tế, góp phần giải phóng người lao
động, tạo thế ổn định về chính trị, văn hóa - xã hội ở nước ta từ 1986 đến nay; 2) ASXH đã góp phần thực hiện quyền con người - một biểu hiện cao nhất của chế độ chính trị xã hội ở Việt Nam vì mục TBXH; 3) ASXH đã góp phần hoàn thiện chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 4) ASXH đã góp phần hiện thực hóa các mục tiêu của TBXH ở Việt Nam. Điểm hạn chế là: 1) Nhận thức về vai trò của ASXH đối với TBXH thông qua phát triển kinh tế, góp phần giải phóng người lao động, tạo thế ổn định về chính trị, văn hóa - xã hội còn chưa đầy đủ; 2) Ở một số lĩnh vực trong cấu trúc ASXH, việc tổ chức thực hiện kém hiệu quả đã cản trở TBXH.
Những bất cập nảy sinh từ thực trạng vai trò của ASXH đối với TBXH ở Việt Nam thời gian qua cần phải khắc phục bao gồm: Hệ thống ASXH chưa đồng bộ, mức độ bao phủ thấp đã làm giảm vai trò của ASXH đối với tiến bộ xã hội; thể chế về ASXH có mặt còn bất cập, cản trở TBXH; nguồn lực tài chính hạn chế cản trở thực hiện vai trò của ASXH đối với TBXH.
Để đáp ứng yêu cầu nâng cao vai trò của ASXH thúc đẩy TBXH ở Việt Nam thời gian tới, các giải pháp là: 1) Đổi mới nhận thức về ASXH để phát huy tốt vai trò của ASXH đối với TBXH; 2) Phát triển kinh tế nhanh và bền vững, tạo cơ sở vật chất để đảm bảo ASXH thúc đẩy TBXH; 3) Nhóm giải pháp phát triển hệ thống ASXH đa dạng, đa tầng để thúc đẩy tiến bộ xã hội, bao gồm 06 giải pháp cụ thể: 1) Phát triển đồng bộ hệ thống an sinh xã hội, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; 2) Hoàn thiện chính sách hỗ trợ người dân tham gia các loại hình bảo hiểm; 3) Hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội; 4) Hoàn thiện chính sách ưu đãi xã hội; 5) Tiếp tục thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo gắn với việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; 6) Hoàn thiện cơ chế tài chính và huy động nguồn lực cho an sinh xã hội. Hệ thống các nhóm giải pháp trên có sơ sở khoa học, có tính ứng dụng cao và có thể sử dụng trong việc triển khai Chiến lược ASXH giai đoạn 2011-2020 và
nâng cao chất lượng ASXH thúc đẩy TBXH ở nước ta trong giai đoạn 2016- 2020 và những năm tiếp theo với nhiều thời cơ và thách thức mới.
Tóm lại, việc xây dựng hoàn thiện hệ thống ASXH ở nước ta hiện nay là
một quá trình dựa trên trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, trong quá trình tiếp tục sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế, việc đổi mới, hoàn thiện hệ thống ASXH thúc đẩy TBXH ở nước ta là hết sức cần thiết và cấp bách, tạo động lực cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước bền vững, phồn vinh, hạnh phúc.