Nội dung của ansinh xã hộ

Một phần của tài liệu TOAN VAN LUAN AN (Trang 49 - 54)

2. Hƣớng nghiên cứu của luận án

2.1.1.2. Nội dung của ansinh xã hộ

Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, diện bảo vệ và che chắn của hệ thống ASXH ngày càng được mở rộng, nội dung của ASXH ngày càng phong phú thì chính sách ASXH ngày càng hoàn thiện. Bởi vì, chỉ có những chính sách đúng đắn và hợp lòng dân thì việc tổ chức hệ thống ASXH ngày càng hoàn thiện cao, hiệu quả.

Chính sách ASXH là trụ cột của hệ thống chính sách xã hội, là một trong những chính sách xã hội cơ bản của quốc gia hướng vào bảo vệ, bảo đảm an toàn cho các thành viên trong xã hội trong các trường hợp rủi ro dẫn đến bị giảm hoặc bị mất thu nhập, hoặc phải tăng chi phí đột xuất do nhiều nguyên nhân khác nhau .

Xu hướng chung của các nước trên thế giới ngày nay là lựa chọn mô hình hệ thống ASXH hoàn chỉnh và hiệu quả, kết hợp đề cao trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng và nhà nước. Đó là một hệ thống ASXH đa tầng, linh hoạt và có thể hỗ trợ lẫn nhau, bảo đảm phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục được các rủi ro cho mọi người, không một ai bị gạt ra bên lề xã hội.

An sinh xã hội có một cấu trúc rất phong phú, đa dạng. Cho đến nay, bàn về cấu trúc của hệ thống ASXH còn nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau, chưa đi đến thống nhất. Có nơi chỉ nêu hai hợp phần chính là: BHXH và BHYT. Có nơi đặt ra ba hợp phần là: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và trợ giúp xã hội. Cũng có nơi nêu lên bốn hợp phần là: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và trợ giúp xã hội [xem 23, tr.40; 105, tr.16; 122, tr. 14-18…].

Liên hợp quốc cho rằng, hệ thống ASXH bao gồm các bộ phận cấu thành (các trụ cột) cơ bản sau đây: Hệ thống BHXH (hưu trí, BHYT, chế độ trợ cấp, BHXH ngắn hạn); hệ thống trợ giúp xã hội (trợ cấp xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ nhóm yếu thế...); hệ thống trợ cấp xã hội chung (trợ cấp gia đình, dịch vụ y tế công cộng, trợ cấp người cao tuổi...); hệ thống trợ cấp tư nhân. Đồng thời, theo Liên hợp quốc khi xây dựng hệ thống ASXH cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản là: Toàn dân (quyền cho mọi người); chia sẻ (gắn bó, đoàn kết, liên kết, tương trợ, bù đắp); công bằng và bền vững (trách nhiệm và quyền lợi, đóng góp và hưởng lợi); tăng cường trách nhiệm các chủ thể (thúc đẩy nỗ lực của các chủ thể).

Ủy ban Kinh tế - Xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (ESCAP) đưa ra mô hình khái quát về cấu trúc hệ thống ASXH gồm hai cấp độ: cấp độ cơ bản là BHXH và cấp độ thứ cấp là bảo trợ xã hội. Nhiều nhà khoa học của các nước ASEAN đã đưa ra khái niệm mở rộng về ASXH với hệ thống ASXH bao gồm: Hệ thống BHXH và tiết kiệm; trợ giúp xã hội và những dịch vụ xã hội (trợ cấp); chính sách thị trường lao động (bao gồm cả thị trường lao động tích cực và thụ động).

Trên cơ sở quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, kế thừa các quan niệm về cấu trúc của hệ thống ASXH, theo chúng tôi, hệ thống ASXH ở Việt Nam gồm các trụ cột: Hệ thống bảo hiểm (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định…); trợ giúp xã hội

có công). Các trụ cột này phản ánh những nét cơ bản và có tính chất phổ biến về vấn đề ASXH hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh những cái chung, cái phổ biến, luôn luôn tồn tại cái riêng, cái đặc thù. Do vậy, mỗi quốc gia, trong quá trình phát triển của mình, đều phải xây dựng được một hệ thống ASXH với các yếu tố hợp thành phù hợp với đặc điểm truyền thống văn hoá và trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở nước mình trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

Ở Việt Nam, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là những bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống ASXH, đã được thể chế hóa bằng Luật BHXH, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI thông qua ngày 29/6/2006 và được sửa đổi bổ sung tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIII ngày 20 tháng 11 năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 1 năm 2016 (trừ quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 2 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 1 năm 2018); Luật BHYT được Quốc hội Khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14/11/2008 được sửa đổi bổ sung tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIII ngày 20 tháng 11 năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 1 năm 2015).

Các chế độ BHXH, BHYT bắt buộc theo luật định hiện nay ở nước ta bao gồm:

+) Bảo hiểm xã hội bắt buộc: (a) Ốm đau; (b) Thai sản; (c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; (d) Hưu trí; (đ) Tử tuất.

+) Bảo hiểm xã hội tự nguyện: (a) Hưu trí; (b) Tử tuất +) Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định. +) Bảo hiểm y tế bắt buộc.

- Trợ giúp xã hội (bao gồm trợ cấp xã hội, xoá đói giảm nghèo…) là sự đảm bảo và giúp đỡ của Nhà nước, sự hỗ trợ của nhân dân và cộng đồng quốc tế về thu nhập và các điều kiện sinh sống bằng các hình thức và biện pháp khác nhau với các đối tượng bị lâm vào cảnh rủi ro, bất hạnh, nghèo đói, thiệt thòi, yếu thế hoặc hẫng hụt trong cuộc sống khi họ không đủ khả năng tự lo được cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình.

Theo tác giả Mai Ngọc Cường, khái niệm trợ giúp xã hội (TGXH) có nhiều nội dung và hình thức, tuỳ thuộc vào mức độ và tính chất mà phân biệt TGXH thường xuyên và TGXH đột xuất :

+ Trợ giúp xã hội thường xuyên là hình thức TGXH bằng tiền hoặc hiện vật mà nhà nước định ra để trợ cấp đối với những người hoàn toàn không thể tự lo cuộc sống trong một thời gian dài (một hoặc nhiều năm) hoặc trong suốt cả cuộc đời của đối tượng được trợ giúp.

+ Trợ giúp xã hội đột xuất (một hoặc một số lần xã định) là hình thức

TGXH do nhà nước và cộng đồng giúp đỡ những người không may bị thiên tai, mất mùa hoặc những biến cố khác mà đời sống của họ bị đe doạ về lương thực, nhà ở, chữa bệnh, chôn cất và phục hồi sản xuất nếu không có sự giúp đỡ khấn cấp [23, tr. 62-63].

-Ưu đãi xã hội (ưu đãi người có công).

So với mô hình phổ biến trên thế giới, hệ thống ASXH ở Việt Nam có một cấu phần đặc thù, đó là chính sách ưu đãi người có công. Chính sách này nhằm thực hiện mục tiêu cao cả là đền ơn, đáp nghĩa đối với sự hy sinh, công lao đặc biệt và cống hiến to lớn của những người có công với cách mạng, với đất nước; thực hiện trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội chăm lo, bảo đảm cho người có công có cuộc sống ổn định và ngày càng được cải thiện.

Mặc dù còn có nhiều cách tiếp cận để phân tích, thiết lập và hoàn thiện hệ thống ASXH với các bộ phận hợp thành khác nhau, song, chúng tôi đồng thuận với ý kiến của các nhà nghiên cứu khi cho rằng, hệ thống ASXH ở đâu cũng cần phải đáp ứng ba chức năng cơ bản sau đây:

Thứ nhất, những chính sách, chương trình phòng ngừa rủi ro. Đây là tầng trên cùng của hệ thống ASXH. Chức năng của những chính sách này là hướng tới can thiệp và bao phủ toàn bộ dân cư; giúp cho mọi tầng lớp dân cư có được việc làm, thu nhập, có được năng lực vật chất cần thiết để đối phó tốt nhất với rủi ro. Trụ cột cơ bản của tầng này là những chính sách, chương trình về thị trường

lao động tích cực như đào tạo nghề, hỗ trợ người tìm việc, tự tạo việc làm hoặc đào tạo nâng cao kỹ năng cho người lao động, giảm nghèo bền vững.

Thứ hai, những chính sách, chương trình giảm thiểu rủi ro. Đây là tầng thứ hai, gồm các chiến lược giảm thiểu thiệt hại do rủi ro của hệ thống ASXH, có vai trò đặc biệt quan trọng. Nội dung quan trọng nhất trong tầng này là các hình thức bảo hiểm, như BHXH, BHYT… để giảm thiểu rủi ro cho cuộc sống con người.

Thứ ba, những chính sách, chương trình khắc phục rủi ro, bao gồm các chính sách, chương trình về cứu trợ và trợ giúp xã hội. Đây là tầng cuối cùng của hệ thống ASXH với chức năng bảo đảm an toàn cho các thành viên xã hội khi họ gặp phải rủi ro mà bản thân không tự khắc phục được, như thất nghiệp, người thiếu việc làm, người có thu nhập thấp, người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi, khả năng mất kiểm soát (mất mùa, đói, nghèo kinh niên...).

Xét về thực chất, các trụ cột ASXH ở Việt Nam tuy có khác với quan niệm chung của thế giới, nhưng đều nhằm thực hiện 3 chức năng chiến lược của hệ thống ASXH trên thế giới nói chung hiện nay là: Phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro và khắc phục rủi ro như đã phân tích ở trên.

Với 3 chức năng chiến lược là phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro và khắc phục rủi ro, hệ thống ASXH không chỉ là công cụ đắc lực làm giảm thiểu sự bất bình đẳng xã hội, mà còn là phương tiện chuyển tải và thực hiện những chính sách xã hội của Nhà nước và cộng đồng đến người dân nhằm thực hiện công bằng xã hội, bảo đảm cuộc sống an toàn cho mọi người, sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội. Công bằng xã hội là một khái niệm mang tính tổng hòa nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, dùng để chỉ sự ngang bằng nhau trong mối quan hệ giữa người và người theo nguyên tắc phân phối lợi ích (cả vật chất lẫn tinh thần) phù hợp giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa thưởng và phạt…, đồng thời với việc thực hiện phân phối theo phúc lợi xã hội và an sinh xã hội [trích theo 120, tr.1]. Do đó, ASXH và công bằng xã hội có điểm giống nhau ở chỗ đều trước hết là bình đẳng xã hội. Song, ASXH là thực hiện bình đẳng xã hội một cách cụ thể ở việc tạo điều kiện cơ bản cho mỗi thành

viên trong xã hội tránh được hoặc thoát khỏi những rủi ro tác động từ điều kiện khách quan và xã hội. Còn công bằng xã hội chỉ là sự bình đẳng ở một trường hợp đặc biệt, đó là cống hiến ngang nhau thì hưởng thụ ngang nhau. Tuy nhiên, xét về mục đích thì thực hiện ASXH lại là cơ sở cho việc thực hiện công bằng xã hội, và với thực tiễn Việt Nam, việc thực hiện mục tiêu công bằng xã hội luôn thể hiện như một nội dung cơ bản của TBXH. Với nghĩa đó, ASXH chính là điều kiện, trước hết, với tư cách là nội dung của công bằng xã hội, cũng đồng thời là tiêu chí của TBXH.

Một phần của tài liệu TOAN VAN LUAN AN (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w