2. Hƣớng nghiên cứu của luận án
2.2.2. Tác động của tiến bộ xã hội đối với ansinh xã hộ
An sinh xã hội có vai trò rất lớn đối với việc thực hiện các mục tiêu của TBXH. Tuy nhiên, khi các mục tiêu của TBXH đạt được sẽ tác động trở lại ASXH theo những nội dung và cách thức khác nhau. Sự tác động đó thể hiện trên các khía cạnh sau:
Thứ nhất, TBXH tạo ra tiền đề để thực hiện tốt hệ thống ASXH.
Tiến bộ xã hội là sự kế thừa và phát triển toàn bộ những thành tựu về vật chất và tinh thần mà nhân loại đã sáng tạo ra trong suốt quá trình lịch sử; cho
nên, bên cạnh việc khẳng định vai trò của sự phát triển của LLSX đối với TBXH, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin còn khẳng định vai trò sáng tạo và khả năng sáng tạo, làm chủ của người lao động đối với xã hội trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. Thực tiễn thế giới hiện thời đã cho thấy có mối tương quan và sự liên hệ qua lại giữa TBXH và ASXH trong quá trình phát triển xã hội. Ngày nay, trên thế giới, vấn đề chia sẽ sắc tộc, suy thoái, bất ổn về kinh tế, chinh trị, xã hội… thường có nguyên nhân là từ sự bất bình đẳng, nghèo đói, không bảo đảm về quyền con người, các vấn đề về lao động, việc làm, thu nhập…suy cho cùng có nguyên nhân từ sự bất cập trong thực hiện mục tiêu của TBXH. Vì vậy, mỗi bước đạt được của TBXH trên các lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa tinh thần sẽ tạo ra tiền đề để thực hiện tốt hơn ASXH, đáp ứng tốt hơn cho sự phát triển của mỗi cá nhân và xã hội.
Một là, khi đạt được sự tiến bộ về kinh tế sẽ tạo ra tiền đề vật chất, kinh tế đảm bảo cho việc thực hiện ASXH. Khi có được nguồn lực kinh tế mạnh mẽ sẽ tạo điều kiện cho các "giá đỡ" của ASXH được thực hiện đầy đủ, ổn định và an toàn hơn. Điều này có nghĩa là TBXH tác động tích cực đến ASXH.
Hai là, khi đạt được sự tiến bộ về chính trị - xã hội sẽ tạo ra một cơ chế, phương thức tốt nhất đề điều chỉnh các quan hệ lợi ích của các các nhân, các giai tầng thông qua ASXH. Điều này sẽ tạo ra sự công bằng, bình đẳng trong việc thụ hưởng các lợi ích xã hội giữa các cá nhân, góp phần hoàn thiện hơn các mục tiêu, vai trò, chức năng của ASXH.
Ba là, khi đời sống văn hoá, tinh thần được nâng cao, nhận thức của các cá nhân trong xã hội về trách nhiệm, nghĩa vụ đối với việc thực hiện ASXH cũng được thay đổi. Theo đó, hệ thống ASXH sẽ được mở rộng và thực chất hơn.
Thứ hai, đạt được những mục tiêu của TBXH sẽ làm giảm bớt những áp lực cho hệ thống ASXH.
Như trên đã đề cập, ASXH là hệ thống các chính sách nhằm điều chỉnh các quan hệ lợi ích của các cá nhân trong xã hội. Xã hội càng phát triển thì hệ thống ASXH càng đa tầng và có cấu trúc rất phong phú, đa dạng. Mỗi quốc gia khác
nhau, với các điều kiện khác nhau thì hệ thống ASXH cũng có cấu trúc khác nhau, nhưng hầu hết các hệ thống ASXH đều bao gồm các bộ phận cơ bản như: Hệ thống BHXH (hưu trí, BHYT, chế độ trợ cấp, BHXH ngắn hạn); hệ thống trợ giúp xã hội (trợ cấp xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ nhóm yếu thế...); hệ thống trợ cấp xã hội chung (trợ cấp gia đình, dịch vụ y tế công cộng, trợ cấp người cao tuổi...); hệ thống trợ cấp tư nhân. Để hệ thống này hoạt động tốt và phát huy tốt vai trò của nó đối với sự phát triển của xã hội thì không chỉ cần nguồn lực kinh tế, tài chính rất lớn mà nó còn đòi hỏi có sự nhận thức đúng của các chủ thể xã hội, cơ chế, chính sách pháp luật của nhà nước… Do vậy, khi TBXH đạt được những mục tiêu cụ thể chắc chắn sẽ góp phần giảm bớt áp lực cho ASXH trong việc thực hiện những mục tiêu của TBXH.
Thứ ba, TBXH càng cao càng góp phần đảm bảo công bằng trong thực hiện ASXH.
Trong quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen, TBXH bao giờ cũng là sự thống nhất giữa trình độ phát triển của LLSX với trình độ phát triển con người, thông qua việc thực hiện công bằng xã hội với một thước đo bình đẳng thực sự nhằm phát huy vai trò và khả năng con người trong nền sản xuất nói riêng, trong tiến trình phát triển của lịch sử xã hội nói chung. Sự phát triển xã hội là kết quả hoạt động của con người; đến lượt mình, sự phát triển này phải trở thành điều kiện cho sự phát triển ngày càng cao hơn phẩm giá của con người trong xã hội. Đây chính là mục tiêu cao nhất trong quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về TBXH.
Thực tế lịch sử cho thấy rằng mỗi bước tiến lên của TBXH sẽ tạo điều kiện, cơ hội, tiền đề để thực hiện ASXH tốt hơn, đồng thời cũng thể hiện như là nội dung cấu thành của TBXH. Đây là mối quan hệ nhân quả qua lại với nhau. Nhân sẽ tự động gây quả và quả lại trở thành nhân tố thúc đẩy cho vòng sau của quan hệ nhân quả giữa TBXH và ASXH. Trong các yếu tố thúc đẩy TBXH thì ASXH là nội dung cơ bản, nên khi TBXH đạt được những mục tiêu cụ thể thì sẽ đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện ASXH.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Thứ nhất, sự ra đời của ASXH là một tất yếu khách quan, xuất phát từ
nhu cầu tự nhiên của con người trong việc tìm kiếm một điều kiện sống an toàn, tồn tại và phát triển. Cho đến nay, hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đều xây dựng và thực hiện ASXH với sự đa dạng, phong phú về nội dung cung như phương thức thực hiện, ASXH và quyền được an sinh đã được chế định trong quyền con người thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
Thứ hai, quan niệm về ASXH từ khái niệm đến cấu trúc còn nhiều quan
niệm khác nhau trên thế giới; tiêu biểu nhất là quan niệm của các nhà kinh tế học, xã hội học, luật học. Từ việc nghiên cứu các quan điểm về ASXH, đặc biệt là của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO); quan điểm và các tiếp cận của Đảng và Nhà nước ta cũng như các nhà nghiên cứu trong nước về ASXH; luận án cho rằng, khái niệm ASXH ở Việt Nam cần được tiếp cận theo cả hai phạm vi rộng và hẹp; nhưng dù hiểu theo cách nào thì cũng cần phải hiểu đúng bản chất, vai trò, chức năng, mục đích của ASXH là sự đảm bảo thu nhập và đời sống trong trường hợp người dân gặp phải các rủi ro hay khó khăn trong cuộc sống, với phương thức hoạt động là thông qua các chương trình, chính sách cụ thể từ Nhà nước hoặc các lực lượng xã hội khác nhằm bảo đảm an sinh cho các thành viên trong xã hội, thúc đẩy sự phát triển và TBXH; hệ thống ASXH ở Việt Nam gồm các trụ cột: Hệ thống bảo hiểm
(BHXH,BHYT), trợ giúp xã hội, ưu đãi xã hội. Ba trụ cột này đã phản ánh
những nét cơ bản, có tính chất phổ biến về ASXH hiện nay ở nước ta, đồng thời đáp ứng được ba chức năng cơ bản chung của ASXH trên thế giới là:
Phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro và khắc phục rủi ro.
Thứ ba, TBXH là một phạm trù mang tính lịch sử với rất nhiều quan
điểm khác nhau về khái niệm, tiêu chuẩn của TBXH. Sự phát triển toàn diện của con người chính là thước đo trình độ phát triển của xã hội, là tiêu chuẩn
tối cao của TBXH. Đảm bảo ASXH một cách công bằng là một thành tố, là một phương diện xã hội của TBXH; sự phát triển mọi mặt của con người, nhất là những người yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn cần được sự trợ giúp của xã hội thông qua hệ thống ASXH là thước đo nhân văn của TBXH.
Thứ tư, cả ASXH và TBXH đều hướng đến sự phát triển của con người,
vì con người và cho con người; an sinh xã hội và TBXH có mối quan hệ biện chứng với nhau. An sinh xã hội thể hiện rõ vai trò của mình đối với TBXH ở một số phương diện sau: ASXH góp phần thúc đẩy TBXH thông qua phát triển kinh tế, góp phần giải phóng người lao động, tạo thế ổn định về chính trị, văn hóa - xã hội; ASXH góp phần thực hiện quyền con người - một biểu hiện cao nhất của chế độ chính trị xã hội vì mục tiêu tiến bộ xã hội; ASXH góp phần hoàn thiện chức năng xã hội của nhà nước theo hướng TBXH; ASXH góp phần hiện thực hóa các mục tiêu của TBXH. Bên cạnh đó, TBXH cũng tác động trở lại ASXH ở những điểm cơ bản sau: TBXH tạo ra tiền đề để thực hiện tốt hệ thống ASXH; đạt được những mục tiêu của TBXH sẽ làm giảm bớt những áp lực cho hệ thống ASXH; TBXH càng cao càng góp phần đảm bảo công bằng trong thực hiện ASXH. Việc nghiên cứu những vai trò này chẳng những góp phần xây dựng tốt hơn hệ thống ASXH, mà còn phát huy tốt vai trò của ASXH đối với TBXH.
Chƣơng 3