7. Kết câu luận văn
1.5. Lý luận chung vềdu lịch
Với xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, du lịch dần trởthành xu hướng chung của người dân trên toàn thếgiới. Tuy nhiên, từnhững góc độtiếp cận khác nhau thì mỗi tổchức, mỗi quốc gia lại có những định nghĩa khác nhau vềdu lịch.
Theo Liên hiệp quốc các tổchức lữhành quốc tế(International Union of Official Travel Organization), du lịch được hiểu là một hoạt động du hành đến một địa điểm khác với nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải đểlàm ăn, tức không phải đểlàm một nghề, hay một việc kiếm tiền sinh sống.
Theo tổchức Du lịch thếgiới (UNWTO), thì “Du lịch bao gồm những hoạt động của con người đi đến và lưu trú tại một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơiở thường xuyên) của họtrong thời gian liên tục không quá một năm nhằm mục đích nghỉ ngơi, kinh doanh, và các mục đích khác.”
Theo Điều 4 của Luật Du lịch Việt Nam (2005) thì “Du lịch là hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họnhằm đápứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉdưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”
Ngành du lịch muốn hoạt động và phát triển thìđối tượng khách du lịch là nhân tố quyết định. Nếu không có khách du lịch thì các hoạt động du lịch không thểdiễn ra.
Theo điều 4 chương I trong Luật du lịch của Việt Nam tháng 6 năm 2005: “ Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch trừtrường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề đểnhận thu nhậpởnơi đến.” Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.
Hoạt động du lịch có thểphân nhóm theo các nhóm khác nhau tuỳthuộc tiêu chí đưa ra. Năm 2017, trang du lịch Fiditour đưa ra 6 loại hình du lịch tại Việt Nam đang được yêu thích: Du lịch tham quan, du lịch văn hóa, du lịchẩm thực, du lịch xanh, du lịch MICE,Teambuilding.