Những hạn chếtrong việc bảo tồn và phát huy giá trịvăn hóa

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CẢM NHẬN VÀ SỰ SẴN SÀNG ĐÓNG GÓP TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ CỦA KHÁCH DU LỊCH VÀ DOANH NGHIỆP (Trang 57 - 59)

7. Kết câu luận văn

2.3.2. Những hạn chếtrong việc bảo tồn và phát huy giá trịvăn hóa

Bên cạnh thành tựu to lớn nói trên thì vẫn còn nhiều khó khăn chưa khắc phục được, vẫn còn không ít các công trình tiêu biểu chưa được phục hồi, dấu vết hoang tàn đổ nát vẫn chưa được xóa hết ở nhiều di tích. Việc huy động các nguồn lực chưa được phát huy đúng mức.

Các giá trị văn hóa phi vật thể tuy đượcưu tiên đầu tư nhưng kết quả đạtđược còn hạn chế. Mặc dù các chuyên gia UNESCO và nhiều tổ chức quốc tế khác đã có những đánh giá tích cực trong việc triển khai các dự án tu bổ quần thể di tích Huế trong 25 năm vừa qua nhưng trước thực trạng hiện nay, di sản này cũng đang gặp phải không ít khó khăn thách thức.

Phần lớn các di tích của Huế đều là những kiến trúc nghệ thuật được bố trí hài hòa với thiên nhiên trong những không gian rất rộng lớn. Cũng chính vì thế mà việc bảo tồn, tôn tạo cảnh quan môi trường các khu di tích gặp không ít khó khăn. Thêm vào đó, số lượng dân cư sống trong các khu vực bảo vệ di tích rất lớn, chiếm xấp xỉ 1/2 dân số thành phố. Vì vậy, mọi hoạt động liên quan đến bảo vệ di tích đều có ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của người dân và nhu cầu phát triển.

Nguồn vốn cho bảo tồn luôn là vấn đềlớn, khó giải quyết. Tổng kinh phí tu bổ trong 15 năm (1996-2010) trên lĩnh vực trùng tu và tôn tạo di tích Cố đô Huế là: 586.312.000.000 đồng (đạt 81,4% kế hoạch dự kiến), trong đó: Ngân sách Trung ương: 250,460 tỉ đồng; Ngân sách địa phương: 245,497 tỉ đồng; Tài trợ Quốc tế: 90,355 tỉ đồng. Trong các năm 2010-2018, ngân sách tu bổ đạt hơn 1.200 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách Nhà nước: 1.175,473 tỷ đồng; Ngân sách tài trợ và xã hội hóa: 44,328 tỷ đồng. Nhưng đây chỉlà những thang thuốc cấp thời góp phần vào việc chạy chữa bước đầu, tránh cho di tích Huế thoát khỏi hiểm hoạ bị sụp đổ. Nếu muốn phục hồi nguyên trạng, phát huy giá trị vốn có của các di tích văn hóa lịch sử cố đô Huế thì yêu cầu đặt ra là phải có nguồn vốn lớn vàổn định hơn nữa ngoài ngân sách nhà nước.

Năm 2010, tỉnh Thừa Thiên - Huế phê duyệt “Dự án đầu tư, tu bổ và tôn tạo Kinh Thành Huế” với tổng mức đầu tư hơn 1.282 tỷ đồng, thực hiện từ năm 2011-2015. Dự án gồm 2 hợp phần là: Giải tỏa 876 hộ dân sống ở khu vực Thượng Thành và Eo Bầu thuộc Kinh thành Huế và triển khai tu bổ, chống xuống cấp di tích này. Hợp phần giải tỏa tái định cư do UBND thành phố Huế đảm trách; Hợp phần trùng tu, tôn tạo di tích do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thực hiện. Thế nhưng đã 7 năm qua, mới chỉ có 170 hộ dân ở mặt Nam Kinh thành Huế được di dời. Dự án này treo quá lâu, vìở đây, bà con đa số là lao động phổ thông như: xích lô, xe thồ, đi làm thuê, làm mướn ở

các vùng lân cận. Việc di dời, giải tỏa quá chậm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bà con.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CẢM NHẬN VÀ SỰ SẴN SÀNG ĐÓNG GÓP TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ CỦA KHÁCH DU LỊCH VÀ DOANH NGHIỆP (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w