Điều kiện kinh tếxã hội

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CẢM NHẬN VÀ SỰ SẴN SÀNG ĐÓNG GÓP TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ CỦA KHÁCH DU LỊCH VÀ DOANH NGHIỆP (Trang 41 - 43)

7. Kết câu luận văn

2.2.2. Điều kiện kinh tếxã hội

hội Dân cư và phân bốdân cư

Tínhđến năm 2017, dân sốtỉnh Thừa Thiên Huếcó 1.154.310 người (575.388 nam; 578.922 nữ). Vềphân bố, có 563.404 người sinh sốngởthành thịvà 590.906 người sinh sốngởvùng nông thôn.

Mạng lưới giao thông

Hầu hết các di tích thuộc quần thểdi tích Cố đô Huếnằm ngay trung tâm thành phố Huếnên có hệthống giao thông thuận lợi bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường thủy.

Đường bộ: trong những năm qua nhiều công trình giao thông quan trọng đã hoàn thành và đi vào hoạt động, các tuyến đường được sửa chữa, tu bổvà mởrộng, thực hiện nhựa và bê tông hoá đường giao thôngởcác xã nông thôn thuộc thành phố. Hệ

thống bến bãiđược đầu tư xây dựng nằm về2 phía của cửa ngõ Bắc Nam thành phố Huế.

Đường săt: ường sắt đóng vai trò quan trọng không chỉtrong vận chuyển hàng hoá mà còn hành khách,đặc biệt là khách du lịch đến thành phố. Tuyến đường sắt xuyên Việt qua địa bàn thành phốdài gần 10 km. Ga đường sắt Huếlà một trong những ga trung tâm trên tuyến đường sắt xuyên Việt hiện nay và xuyên Á sau này. Hiện nay ga Huếcó 10 đường đón gửi, diện tích nhà ga 1.728 m 2, diện tích sân ga 1.084 m2.

Đường thủy: Tuyến đường thủy sông Hương phục vụvận chuyển hàng hoá, hành khách giữa thành phố, các huyện và phục vụdu lịch. Tàu thuyền trọng tải 50 - 60 tấn có thể đi lại quanh năm. Bao gồm các cảng sông và bến thuyền: bến Bãi Dâu, bến thuyền du lịch ( bến Phú Cát, bến Thiên Mụvà hai bến nằmở đường Lê Lợi), bến Long Thọvà bến đò ngangĐông Ba.

Vềkinh tế

Là tỉnh lỵ và trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, giáo dục và đào tạo của tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Huế đang đóng vai tròđộng lực trong phát triển kinh tế của tỉnh nhà và là một cực phát triển của khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch khá mạnh theo hướng của một thành phố du lịch, dịch vụ. Ngành du lịch và mạng lưới thương mại, dịch vụ công cộng phát triển nhanh và rộng khắp. Thành phố Huế đang trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước.

Xuất phát từnhững lợi thếnày, trong phân bốkhông gian phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huếvà khu vực miền Trung, thành phốHuế được xác định là cực động lực phát triển của tỉnh và là một trong những trung tâm phát triển của địa bàn kinh tếtrọng điểm Trung Bộ. Doanh thu từhoạt động du lịch dịch vụluôn tăng trưởng với tốc độrất nhanh. Từnăm 2012 - 2016, tổng doanh thu ngành du lịch dịch vụcủa tỉnh đãđạt mức 2500 - 3200 tỷ đồng/năm, đạt tỷtrọng từ48% -53% GDP của toàn tỉnh. Cơ cấu kinh tếthành phốsẽchuyển dịch mạnh, nhanh theo hướng lấy du lịch làm trọng tâm đểphù hợp với thành phốFestival. Đó là những điều kiện tiền đềthuận lợi đểxây dựng và phát triển thành phốFestival.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CẢM NHẬN VÀ SỰ SẴN SÀNG ĐÓNG GÓP TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ CỦA KHÁCH DU LỊCH VÀ DOANH NGHIỆP (Trang 41 - 43)