Mối quan hệgiữa du lịch và di sản văn hóa

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CẢM NHẬN VÀ SỰ SẴN SÀNG ĐÓNG GÓP TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ CỦA KHÁCH DU LỊCH VÀ DOANH NGHIỆP (Trang 27 - 29)

7. Kết câu luận văn

1.6. Mối quan hệgiữa du lịch và di sản văn hóa

Văn hóa là nền tảng cho du lịch khai thác, phát triển, nhưng văn hóa cũng phải dựa vào du lịch đểquảng bá. Đó là mối tương quan cơ bản và chặt chẽ, không thểtách rời, nhưng việc sửdụng, khai thác hiệu quảmối tương quan này như thếnào là điều cần quan tâm, nhằm đạt tới mục đích chung là sựphát triển của xã hội. Việc phát huy di sản sẽcó tác dụng làm tăng ý thức, trước hết là của mỗi thành viên trong cộng đồng dân tộc và của bè bạn quốc tế đối với trách nhiệm bảo tồn các di sản. Ngược lại việc bảo tồn sẽlà cơ sởvà tạo ra cơ hội có được các giá trịvăn hóa đểtựhào, đểgiới thiệu với các dân tộc khác, các quốc gia khác trên thếgiới.

Du lịch là một ngành kinh tếcó định hướng tài nguyên một cách rõ rệt, hay nói một cách khác du lịch chỉcó thểphát triển trên cơ sởkhai thác các giá trịtài nguyên du lịch. Đứng từgóc độnày, các giá trịvăn hóa được xem là dạng tài nguyên du lịch để

khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, khác biệt và có khảnăng cạnh tranh không chỉgiữa các vùng miền, các địa phương trong nước mà còn giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế.

Có nhiều phương thức tiếp cận đểphát huy các giá trịvăn hóa, tuy nhiên du lịch được xem là phương thức phát huy có hiệu quảnhất, đặc biệt đối với bạn bè quốc tế. Không phải ngẫu nhiên du lịch được xem là “cầu nối” giữa các dân tộc, giữa các nền văn hóa trên thếgiới. Qua hoạt động hướng dẫn du lịch, du khách có cơ hội không chỉ được được tận mắt nhìn thấy trong thực tế, mà cònđược hiểu vềgiá trịcác DSVH nơi mìnhđến du lịch. Nhiều giá trịvăn hóa chỉcó thểcảm nhận được trong những khung cảnh thực của tựnhiên, của nếp sống truyền thống cộng đồng mà không thểcó phim ảnh, diễn xuất nào có thểchuyển tải được. Và chỉcó du lịch mới có thể đem lại cho du khách những trải nghiệm đặc biệt, sống động.

Công tác bảo tồn các giá trịvăn hoá đòi hỏi một khoản kinh phí rất cao cho hoạt động thu thập, nghiên cứu di sản; bảo vệ, tu sửa, tôn tạo, bên cạnh những yêu cầu về kinh nghiệm, về đội ngũ, vềtrìnhđộkhoa học công nghệtrong lĩnh vực bảo tồn. Nguồn kinh phí dành cho hoạt động bảo tồn DSVH từngân sách nhà nước và hợp tác quốc tếthường rất hạn hẹp so với nhu cầu thực tế. Điều nàyảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quảcủa công tác bảo tồn văn hoá. Trong bối cảnh trên, sựphát triển của du lịch tác động trực tiếp vào việc chấn hưng và bảo tồn các DSVH. Doanh thu của các hoạt động du lịch được sửdụng cho việc tu bổcác di tích, chỉnh lý các bảo tàng, đồng thời khôi phục các DSVH. Du lịch góp phần làm cho các di tích sống lại, vì du lịch không chỉ đưa DSVHđến với công chúng mà còn tiếp sức cho di sản bằng nguồn lợi ích mà nó khai thác từdi sản, góp phần tái tu bổdi tích.

Tuy nhiên, đối với các DSVH vật thể đặc biệt là những di sản có giá trịtoàn cầu nổi bật thì khách tham quan du lịch và sựbùng nổsốlượng khách tham quan đã và đang trởthành mối nguy cơ đe dọa việc bảo vệcác di sản. Hoạt động du lịchồ ạt có nguy cơ làm suy thoái tài nguyên du lịch tựnhiên. Sựtập trung quá nhiều người và thường xuyên tại địa điểm du lịch làm cho thiên nhiên không kịp phục hồi và đi đến chỗbịhuỷhoại. Mặt khác, do sốlượng công trình phục vụkhách tăng lên nhanh chóng tại các điểm du lịch, đặc biệt là tại các điểm có di sản vượt quá khảnăng chịu

tải của cơ sởhạtầng nên chúng bịxuống cấp trầm trọng, góp phần gia tăng mức ô nhiễm môi trường.

Như vậy có thểthấy mối quan hệtương hỗmật thiết giữa bảo tồn, phát huy di sản với hoạt động phát triển du lịch. Đây là mối quan hệbiện chứng cầnđược nhìn nhận một cách khách quan và đầy đủ đểxây dựng định hướng khai thác có hiệu quảcác gía trịDSVH phục vụphát triển du lịch và xây dựng các chính sách phù hợp đểdu lịch có thểcó những đóng góp tích cực và trách nhiệm nhất cho hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trịDSVH.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CẢM NHẬN VÀ SỰ SẴN SÀNG ĐÓNG GÓP TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ CỦA KHÁCH DU LỊCH VÀ DOANH NGHIỆP (Trang 27 - 29)